Theo khảo sát có khoảng 85% phụ nữ “ngại” đi khám phụ khoa với lí do xấu hổ, sợ đau, không muốn phẫu thuật… chính điều đó là nguyên nhân ảnh hưởng tới thiên chức lớn của người phụ nữ là được làm mẹ. Để giúp chị em phụ nữ có cái nhìn khách quan nhất về khám bệnh phụ khoa, chúng tôi xin giới thiệu video khám bệnh phụ khoa nhằm đánh tan nỗi lo ngại...khám phụ khoa.
Chị Hà (22 tuổi, Yên Bái) chia sẻ: “Do công việc làm văn phòng, thường xuyên phải ngồi nhiều nên “vùng kín” luôn có cảm giác ngứa ngáy, khó chịu…Qua tìm hiểu trên một số diễn đàn mình được biết, giới văn phòng rất dễ mắc các bệnh về phụ khoa, mình cảm thấy rất lo lắng vì sợ ảnh hưởng tới khả năng sinh sản sau này. Nhiều lần định đi khám phụ khoa nhưng cảm thấy ngại vì các bác sĩ sẽ khám trực tiếp trên “vùng kín”, mình có sử dụng một số loại dung dịch vệ sinh phụ nữ nhưng không thấy đỡ. Mình cảm thấy rất lo lắng!”
Trường hợp của chị Hà chỉ là một trong số rất nhiều chị em khác có những mối lo về khám phụ khoa. Bệnh phụ khoa là gì ? Khi nào thì đi khám phụ khoa ? Quy trình khám phụ khoa như thế nào ?...là những câu hỏi “trăn trở” nhất của chị em khi đi khám phụ khoa.
Sau đây, là giới thiệu tổng quan nhất về những thông tin cần biết và video khám bệnh phụ khoa:
Bệnh phụ khoa là cách nói chung về các bệnh viêm nhiễm ở cơ quan sinh dục nữ (âm đạo, âm hộ, cổ tử cung…). Đây là căn bệnh thường gặp ở nữ giới, biến chứng nguy hiểm nhất của bệnh phụ khoa nếu không được chữa trị kịp thời là dẫn tới vô sinh – hiếm muộn.
Nên đi khám phụ khoa khi nào ?
Nếu thấy xuất hiện các triệu chứng bất thường ở vùng kín như: ngứa, ra nhiều khí hư, có mùi hôi, cảm giác đau khi quan hệ tình dục…cần đi khám phụ khoa ngay. Khám phụ khoa định kì 6 tháng/lần là cách tốt nhất để kiểm soát bệnh.
Khám phụ khoa là khám những gì ?
+ Khám bên ngoài vùng kín
Đầu tiên các bác sĩ sẽ khám âm đạo và các nếp gấp ở âm hộ để kiểm tra dịch tiết âm đạo, mụn cóc, ngứa âm hộ và các triệu chứng khác.
+ Khám bên trong vùng kín
Các bác sĩ sẽ nhẹ nhàng đưa mỏ vịt bôi trơn vào trong âm đạo để kiếm tra những bất thường trong âm đạo và cổ tử cung. Sau đó lấy chiếc thìa nhỏ lấy một mẩu nhỏ các tế bào từ tử cung và tiến hành xét nghiệm Pap để kiểm tra xem có bị ung thư tử cung hay không.
Nếu bạn mắc các bệnh lây truyền qua đường tình dục, các bác sĩ sẽ dùng tăm bông lấy chất dịch nhầy chảy ra từ tử cung để xét nghiệm.
+ Kiểm tra vùng kín bằng tay
Bác sĩ phụ khoa sẽ dùng ngón tay được đao găng và bôi trơn vào trong âm đạo của bạn, đồng thời tay kia sẽ ấn nhẹ vào vùng bụng để kiểm tra xem có bất thường gì ở tử cung hay không ( Có thai, polyp…)
+ Kiểm tra trực tràng
Bác sĩ đặt ngón tay được đeo găng bôi trơn vào trực tràng để kiểm tra xem có khối u phía sau tử cung và trong trực tràng.
+ Tiến hành các xét nghiệm
Thử máu, siêu âm, thử nước tiểu…và đợi kết quả. Người bệnh gặp bác sĩ để xem kết quả và kê đơn thuốc.
+ Cuối cùng đọc kĩ hướng dẫn của bác sĩ và hẹn lịch tái khám để kiếm tra tình trạng bệnh.
Trên đây, là những chia sẻ về quy trình khám bệnh phụ khoa và video khám bệnh phụ khoa. Nếu chị em có thắc mắc gì cần được giải đáp hãy nhấp chuột chọn [Tư vấn trực tiếp] hoặc gọi tới đường dây nóng 01666 06 55 88 để được các chuyên gia phụ khoa tư vấn trực tiếp. Ngoài ra, bạn có thể đăng kí khám online để được đặt lịch khám bệnh và hưởng những ưu đãi mới nhất của phòng khám, hiện phòng khám đang có chương trình giảm giá 30% chi phí trị liệu và tiểu phẫu.