Tại sao kinh nguyệt bị chậm? Đang là thắc mắc của nhiều chị em phụ nữ bị chậm kinh nguyệt. Kinh nguyệt quyết định tới khả năng sinh sản của bạn gái vì vậy khi bạn thấy kinh nguyệt bỗng nhiên bị chậm lại thì nó là vấn đề cần được tìm hiểu rõ về nguyên nhân và cách khắc phục. Hãy chú ý theo dõi và đi khám bác sĩ chuyên khoa để có những điều trị kịp thời.
Chị em phụ nữ mỗi tháng đều có 3-5 ngày hành kinh, những ngày này chị em sẽ phải chịu đựng những cơn đau bụng kinh, cơ thể mệt mỏi và khó chịu. Ai cũng sẽ phải trải qua những ngày thế này trong mỗi tháng và đến những tháng tiếp theo nó lại lặp lại như một chu kỳ. Sự xuất hiện kinh nguyệt và chu kỳ kinh nguyệt đều là những sinh lý hết sức bình thường trong cơ thể phụ nữ tuổi sinh sản.
Chậm kinh là một biểu hiện của rối loạn kinh nguyệt, chu kỳ kinh nguyệt không đều đặn theo đúng vòng kinh từ 28-30 ngày mà kéo dài trên 7 ngày. Trừ những trường hợp trong tuổi dậy thì và tuổi tiền mãn kinh thì mọi trường hợp bị chậm kinh khác đều là nguy cơ của tình trạng rối loạn kinh nguyệt do bệnh lý.
Bị chậm kinh nguyệt là dấu hiệu mang thai hay bệnh lý?
Cũng không thể loại trừ lý do bạn mang thai, bạn đã từng có quan hệ tình dục không an toàn, không có biện pháp bảo vệ vậy thì nếu bị chậm kinh bạn nên nghi ngờ về khả năng mang thai. Cũng không hẳn cứ xuất tinh vào âm đạo là mang thai, xuất tinh ngoài cũng có thể làm bạn gái có thai bởi tinh trùng có thể đi ra cùng với tinh dịch trước khi nam giới xuất tinh, tuy vậy trường hợp này xác xuất xảy ra thấp.
Sau quan hệ một tuần bạn có thể dùng que thử thai nhưng để biết chính xác thì xét nghiệm beta HCG trong máu là tốt nhất vì những tuần đầu thai kỳ nồng độ HCG trong nước tiểu rất thấp. Siêu âm chỉ áp dụng khi thai nhi đã lớn.
Tuy nhiên nếu bạn đã biết chính xác là mình không hề có thai mà tình trạng chậm kinh ngày càng nặng nề, chậm kinh liên tục, chậm một tháng hay đến cả vài tháng thì bạn phải đến các cơ sở y tế chuyên khoa để được bác sĩ chẩn đoán bệnh.
Chậm kinh có thể là do bị mắc các bệnh như: viêm âm đạo, viêm lộ tuyến cổ tử cung, viêm tắc vòi trứng, buồng trứng, hội chứng buồng chứng đa nang, ung thư cổ tử cung…tất cả những bệnh lý này nếu không có những phát hiện kịp thời thì bạn nữ có nguy cơ cao bị vô sinh, hiếm muộn.
Kinh nguyệt chịu những tác động bên trong và bên ngoài cơ thể, sau đây là 7 lý do cơ bản làm chậm kinh nguyệt:
- Mất cân bằng về hormone: Có thể là hội chứng buồng chứng đa nang, nên nồng độ estrogen và androgen tăng cao, kéo dài chứ không như trong chu kỳ kinh nguyệt bình thường. Lý do là tuyến yên giảm bài tiết hormone nên không tạo được phóng noãn và kinh nguyệt.
- Những tác dụng phụ của thuốc tránh thai: trong thuốc tránh thai có chứa một hàm lượng domperidone gây ảnh hưởng và tạo ra nhu động dạ dày. Do domperidone có thể đi qua máu – não nên chúng không thể ức chế thu thể dopamine Trung ương. Khi thụ thể này bị ức chế thì các corticosteroid sẽ giảm làm trứng rụng chậm hơn, kinh nguyệt vì thế cũng ra chậm hơn bình thường.
- Do quá trình phẫu thuật bị biến chứng: các trường hợp biến chứng như dính cổ tử cung, huyết ứ khiến kinh nguyệt bị chậm lại.
- Vận động nhiều, làm việc quá sức: tập luyện thể thao nặng, làm việc mệt nhọc thì hormone leptin sẽ báo cho não biết tỷ lệ mỡ của cơ thể, tỷ lệ này đã khiến cho chu kỳ kinh nguyệt có sự thay đổi.
- Tuyến giáp hoạt động kém: Sự tăng giảm bài tiết prolactin do một bệnh nào đó ở tuyến giáp gây ra sẽ khiến cho nồng độ hormone thay đổi, ảnh hưởng đến tuyến đồi và làm mất kinh.
- Yếu tố tâm lý: do căng thẳng, stress, những áp lực công việc, học tập, hoặc những thay đổi môi trường sống, hoạt động sóng đều là nguyên nhân gây chậm, mất kinh.
- Suy dinh dưỡng: Thiếu dinh dưỡng do quá gầy sẽ dễ gặp tình trạng ngừng bài tiết estrogen và ngừng phóng noãn, ăn quá ít do tâm lý thường làm thiếu hụt estrogen và gây chậm kinh.
Bị chậm kinh nguyệt nên làm gì?
Chậm kinh nguyệt là tình trạng phổ biến hiện nay. Khi bạn bị chậm kinh hãy cố tạo một tâm lý thoải mái, có chế độ ăn đầy đủ dinh dưỡng, học tập, làm việc và nghỉ ngơi điều độ, không vận động và làm việc quá sức.
Bạn cũng có thể sử dụng một số bài thuốc dân gian để điều trị căn bệnh này, nếu như chậm kinh nguyệt không có biểu hiện thuyên giảm thì bạn cần phải đến khám và điều trị ở các cơ sở y tế chuyên khoa tin cậy.
Trên đây là giải đáp về vấn đề "tại sao bị chậm kinh nguyệt?" bởi các bác sĩ Phòng khám đa khoa Thiên Tâm. Nếu bạn vẫn còn những thắc mắc hãy gọi điện đến đường dây nóng: 01666 06 55 88 để nhận được tư vấn trực tiếp. Ngoài ra, đăng ký qua mạng có thể được miễn phí đăng ký và được ưu tiên sắp xếp bác sĩ khám bệnh.