Thứ Tư, 28 tháng 1, 2015

Gửi các bác sĩ phòng khám đa khoa Thiên Tâm!
Trước đây tôi đọc thấy một bài báo viết rằng có cả một gia đình ở Nghệ An có 5 người thì 4 người bị bệnh trĩ. Và hiện nay vợ tôi mang thai được 3 tháng, cô ấy lại cũng đang bị trĩ, tôi rất lo cô ấy sẽ di truyền bệnh trĩ cho con. Vậy xin hỏi bác sĩ, bệnh trĩ có di truyền không? Nguyên nhân tại sao vợ tôi bị bệnh trĩ và có chữa được không? Mong sớm nhận được tư vấn giải đáp của bác sĩ, để tôi có thể yên tâm. Tôi xin chân thành cảm ơn! (Triệu Nam, Thái Bình).
Bệnh trĩ có di truyền không?
Thân chào Triệu Nam!
Cảm ơn anh đã tín nhiệm và gửi thắc mắc của mình đến cho phòng khám đa khoa Thiên Tâm chúng tôi. Chúng tôi rất hiểu sự lo lắng của anh và hy vọng rằng những tư vấn giải đáp sau đây của phòng khám sẽ giúp anh yên tâm hơn.

Bệnh trĩ có di truyền không?

Bệnh trĩ - Một căn bệnh hậu môn trực tràng phổ biến nhất, nguy hiểm nhất và khó điều trị nhất trong tất cả những căn bệnh hậu môn trực tràng thường gặp.
Nguyên nhân chủ yếu gây bệnh trĩ ở vợ anh có thể là do táo bón. Chính chế độ ăn uống không khoa học, ăn nhiều đồ khô, nhiều dầu mỡ nhưng lại thiếu chất xơ và nước,…là điều kiện cần và đủ cho bệnh táo bón hình thành bệnh táo bón. Bên cạnh đó, áp lực của thai nhi lên vùng chậu và xương sống cũng có thể là thủ phạm khiến vợ anh bị trĩ.
Do đó, Triệu Nam thân mến, chúng tôi xin khẳng định với anh rằng BẢN CHẤT của bệnh TRĨ là KHÔNG di truyền.
Sự “di truyền” của bệnh trĩ xảy ra khi và chỉ khi chế độ ăn uống, sinh hoạt của mọi người trong gia đình giống nhau thì sẽ bị mắc bệnh giống nhau. Hoặc trong gia đình có bố hoặc mẹ mắc bệnh mất van tĩnh mạch (một căn bệnh di truyền) và di truyền cho con cái.
Tuy nhiên, bệnh trĩ chỉ là một trong những biến chứng của căn bệnh mất van tĩnh mạch này. Ngoài trĩ ra, mất van tĩnh mạch còn gây giãn tĩnh mạch tứ chi và các cơ quan lục phủ ngũ tạng khác trong cơ thể. Vì vậy, Triệu nam thân mến, chung tôi khuyên anh và vợ nên đến cơ sở y tế chuyên khoa để khám và xét nghiệm xem bản thân có mắc bệnh mất van tĩnh mạch không? Nếu không thì bệnh trĩ ở vợ anh không thể di truyền cho thai nhi, nhưng nếu có thì khả năng di truyền là rất lớn.

Phương pháp điều trị và khắc phục bệnh trĩ.

Triệu Nam thân mến, để biết bệnh trĩ ở vợ anh có điều trị được không thì tốt nhất anh nên đưa vợ tới cơ sở y tế chuyên khoa để xác định nguyên nhân gây bệnh và mức độ sa trĩ. Căn cứ vào đó, bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp điều trị thích hợp.
Thông thường, bệnh trĩ được chỉ định điều trị bằng thuốc kết hợp với chế độ ăn uống khoa học nếu bị ở mức độ nhẹ. Còn nếu nặng thì sẽ được chỉ định tiểu phẫu cắt búi trĩ. Tuy nhiên, trong những trường hợp giống như vợ bạn thì chúng tôi thường không chỉ định cắt búi trĩ mà khuyên bệnh nhân nên cắt sau khi sinh nở.
Để giúp cho tình trạng bệnh trĩ của vợ bạn không chuyển biến nặng trước khi sinh, chúng tôi khuyên vợ bạn nên:
- Có chế độ ăn uống lành mạnh, nhiều chất xơ và uống nhiều nước. Bổ xung thêm 1 -2 hũ sữa chua vào khẩu phần ăn mỗi ngày.
- Vận động nhẹ nhàng mỗi ngày. Có thể đi dạo, tưới cây hoặc tập yoga dành cho bà bầu.
- Hạn chế những áp lực tâm lý không cần thiết. Bởi những áp lực này vừa không tốt cho thai nhi lại vừa khiến bệnh trĩ thêm nặng.
- Sử dụng rau diếp cá để ép lấy sinh tố uống và lấy bã đắp lên búi trĩ. Cũng có thể tham khảo ý kiến thầy thuốc Đông y về một số bài thuốc xông, rửa búi trĩ.
- Khi nằm ngủ hãy nằm nghiêng sang bên trái. Nhiều bà bầu sợ rằng nằm nghiêng sẽ không tốt cho thai nhi, nhưng thực tế thì lại ngược lại. Nằm nghiêng có thể giúp máu lưu thông tốt hơn.
Triệu Nam thân mến, hy vọng những tư vấn giải đáp về thắc mắc “Bệnh trĩ có di truyền không?” trên đây của phòng khám đa khoa Thiên Tâm chúng tôi sẽ giúp anh và vợ yên tâm hơn.
Nếu bạn còn thắc mắc hay cần tư vấn, xin vui lòng gọi điện đến hotline 01666.065.588 hoặc nhấp chọn “Bác sỹ tư vấn” chat trực tiếp với các chuyên gia của phòng khám đa khoa Thiên Tâm. Hoặc đến khám và điều trị tại phòng khám đa khoa Thiên Tâm 212 Nguyễn Lương Bằng, Đống Đa, Hà Nội. Chúng tôi sẵn sàng phục vụ bạn bất cứ khi nào bạn cần chúng tôi.
Categories: