Thứ Hai, 11 tháng 5, 2015

Nguyên nhân gây táo bón ở trẻ



Nguyên nhân táo bón ở trẻ: Chào các bác sĩ, cháu nhà tôi năm nay được 2 tuổi, gần đây cháu thường xuyên bị táo bón. Xin hỏi các bác sĩ nguyên nhân gây táo bón ở trẻ nhỏ là gì? (Minh Hà - Thái Nguyên)

Nguyên nhân gây táo bón ở trẻ

Trẻ con là đối tượng dễ mắc các bệnh về đường tiêu hóa, nhất là bệnh táo bón,
trẻ càng nhỏ, nguy cơ mắc bệnh càng cao. Bệnh táo bón của trẻ  được cho
là xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau. Trong đó bao gồm các
nguyên nhân về hệ thống cơ quan tiêu hóa và chế độ ăn uống sinh hoạt.

Đối
với nhiều gia đình, vì luôn xem táo bón như một chứng rối loạn hệ tiêu
hóa thường gặp nên chủ quan, buông bỏ,chỉ sử dụng các biện pháp nhất
thời để chữa táo bón lúc đó mà không tìm hiểu các triệu chứng hoặc đưa
trẻ tới các trung tâm y tế để khám và tìm ra nguyên nhân cũng như cách
thức chữa trị kịp thời.

Rất nhiều bà mẹ khi nuôi con nhỏ đã gửi câu hỏi về cho các bác sỹ ở phòng khám Thiên Tâm
với mong muốn tìm hiểu rõ những nguyên nhân của bệnh táo bón của trẻ em
để có những biện pháp chữa trị kịp thời. Sau đây, các bác sĩ của phòng
khám đa khoa Thiên Tâm xin có những chia sẻ với bạn đọc về vấn đề trên.

Nguyên nhân trẻ bị táo bón

1.
Do tổn thương thực thể ở đường tiêu hóa: đó là các dị tật bẩm sinh như
phình to đại tràng, suy giáp trạng… Đây là nguyên nhân chiếm 5% nguyên
nhân trẻ bị táo bón. Thông thường nếu mắc phải các căn bệnh trên trẻ sẽ
bị táo bón từ rất sớm ngay khi mới sinh.

2. Trẻ bị nứt hậu môn, bị bệnh trĩ: gây co thắt hậu môn khiến trẻ bị đau khi đi đại tiện, dễ dẫn tới hiện tượng đại tiện ra máu.

3.
Chế độ ăn uống không phù hợp: uống ít nước, ăn quá nhiều chất đạm, ít
chất xơ hoặc chưa đảm bảo số lượng thức ăn trong khẩu phần hàng ngày của
trẻ.

4. Do yếu tố tâm lý: điều này thường xuất hiện ở đối tượng
trẻ mới đi mẫu giáo. Nguyên nhân chủ yếu là do trẻ sợ cô giáo nên không
dám đi đại tiện ở lớp hoặc mải chơi quên đi đại tiện. Nhiều lần như vậy,
đại tràng của trẻ phình to ra làm cho lượng phân tích tụ trong đại
tràng tăng lên. Phân phải tích đủ trong đại tràng mới được ra ngoài, với
những trẻ như vậy, phân thường to như phân người lớn và rất khô, cứng.

5.
Trẻ bị còi xương hoặc thiếu máu: vì trẻ lười ăn nên lượng chất thải
tích tụ trong đại tràng ít. Phải mất nhiều ngày mới đủ để kích thích đại
tràng gây phản xạ đi ngoài nên phân thải ra thường rất khô, cứng.

6.
Do sử dụng quá nhiều thuốc kháng sinh: khi trẻ bị ốm, các phụ huynh
thường cho con sử dụng các loại thuốc kháng sinh. Việc sử dụng các loại
thuốc này thường gây phản ứng phụ là gây táo bón vì làm giảm lượng nước
tích trữ trong cơ thể trong đó có trữ nước trong đại tràng.

7.
Thay đổi chất lượng sữa: khi các mẹ thay đổi chế độ dinh dưỡng cho các
bé như chuyển từ bú mẹ sang bú bình hoặc đổi loại sữa thường dẫn tới
tình trạng táo bón do chất lượng sữa được lựa chọn không phù hợp với nhu
cầu của trẻ.

8. Do chế độ ăn dặm: thông thường khi trẻ đang ở
giai đoạn bú mẹ, sữa mẹ mềm, lỏng nên hệ tiêu hóa của trẻ quen với việc
xử lý sữa mẹ. Khi chuyển sang chế độ ăn dặm, thức ăn cứng hơn, cơ thể
trẻ chưa kịp thích nghi nên dễ dẫn tới táo bón, đại tiện khó.

Bạn đọc thân mến!

Bản
thân táo bón không phải là vấn đề quá lớn của sức khỏe nhưng nếu để
tình trạng này lâu dài, không có biện pháp xử lý kịp thời sẽ dẫn tới
nhiều vấn đề nguy hiểm cho sức khỏe của trẻ. Chính vì vậy, nếu các mẹ
phát hiện trẻ có dấu hiệu bị táo bón phải nhanh chóng có biện pháp để
khắc phục tình trạng này. Nếu bạn còn thắc mắc hoặc con bạn đang trong
tình trạng táo bón không rõ nguyên nhân hay chưa tìm được phương pháp
điều trị phù hợp. Hãy nhấc điện thoại lên, gọi cho chúng tôi theo số
điện thoại: : 01666065566 – 01666065588 . Các chuyên gia của phòng khám
đa khoa Thiên Tâm luôn sẵn sàng lắng nghe và tư vấn cho bạn. Hoặc tới
địa chỉ : 212 Nguyễn Lương Bằng -  Đống Đa - Hà Nội, để được khám và
chăm sóc bởi các chuyên gia đầu ngành.