Thứ Năm, 21 tháng 5, 2015

Bệnh nhiệt miệng là gì? - Cách chữa nhiệt miệng

Bệnh nhiệt miệng là bệnh thường gặp ở nhiều người, đặc biệt là và mùa hè nóng bức. Bệnh nhiệt miệng làm người bệnh gặp khó khăn trong việc ăn uống. Chúng ta cùng tìm hiểu về căn bệnh này và cách chữa nhiệt miệng nhé!
Bệnh nhiệt miệng là gì? - Cách chữa nhiệt miệng

Bệnh nhiệt miệng là gì?

Nhiệt miệng thực chất là những tổn thương nông phát triển trên các niêm mạc miệng, hoặc tại các nướu răng của bạn. Bệnh nhiệt miệng không truyền nhiễm nhưng gây đau và gây khó khăn cho bạn khi ăn uống và giao tiếp.
Bệnh nhiệt miệng là căn bệnh có thể xảy ra nhiều lần trong một năm với mỗi người, và chắc hẳn trong chúng ta ai cũng sẽ gặp tình trạng này một vài lần trong đời. Bệnh tự phát và cũng tự khỏi sau 1 tuần, nhiệt miệng là bệnh thông thường không gây nguy hiểm. Tuy nhiên, chúng ta nên tìm hiểu về cách chữa trị bệnh nhiệt miệng để không làm ảnh hưởng đến đời sống.

Bị nhiệt miệng là do đâu?

Theo các nghiên cứu y khoa, cùng với thực tế thì có nhiều nguyên nhân gây ra bệnh nhiệt miệng khác nhau như:
- Do đánh răng quá mạnh, bàn chải chà vào vùng nướu và niêm mạc ở miệng.
- Ăn quá nhiều thứ có tính axit, hay các thực phẩm nóng như: socola, café, pho mai…
- Do một loại vi khuẩn phát triển trong khoang miệng của bạn
- Do các bệnh khác gây ra như: sâu răng, viêm quanh răng…
- Thay đổi nội tiết tố trong thời kỳ kinh nguyệt.
- Căng thẳng cũng là nguyên nhân dẫn đến căn bệnh này.

Cách chữa nhiệt miệng như thế nào?

Cách chữa nhiệt miệng đơn giản nhất là sử dụng các biện pháp dân gian, không cần sử dụng đến thuốc. Tuy nhiên một số trường hợp bị nhiệt miệng cần phải tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi áp dụng các biện pháp chữa trị.
1. Dùng nước muối súc miệng:
Lấy muối i-ot pha loãng vào nước sôi ngậm khoảng tầm 10p, một ngày bạn làm nó khoảng 3-5 lần, muối có tính sát trùng, có thể tiêu diệt vi khuẩn trong những chỗ bị nhiệt miệng của bạn, làm miệng bạn sạch sẽ và lợi chắc khỏe hơn. Bạn có thể súc miệng bằng nước muối vào mỗi buổi sáng cũng làm giảm nguy cơ bị nhiệt miệng cũng như các căn bệnh về răng lợi một cách đáng kể.
2. Những thực phẩm được sử dụng chữa nhiệt miệng:
- Rau má là loại rau có tính sát trùng, giải độc, ăn vào rất mát cho cơ thể. Bạn có thể ăn nó nhiều khi bị nhiệt miệng. Hoặc bạn làm nước ép rau má rồi uống cũng vô cùng bổ dưỡng.
- Trà xanh: Nếu bạn từng biết trà xanh được dùng nhiều trong các nước giải khát, thì chắc hẳn bạn sẽ không ngạc nhiên khi trà xanh lại là thức uống chữa nhiệt miệng. Trà xanh cũng có tác dụng giải nhiệt cho cơ thể, bên cạnh đó có tính sát trùng cao, chống oxy hóa.
- Uống nước khế: khế ăn thường chua, nhưng cũng có tác dụng đáng kể trong điều trị bệnh này. Bạn lấy 2-3 quả kế rửa sạch, giã nát rồi đun với nước sôi, đợi đến khi nguội thì và ngậm vừa uống. Làm vậy trong vài ngày, bạn sẽ thấy vết nhiệt tịt dần đi.
- Sữa chua: sữa chua không đường là hợp lý nhất để chữa bệnh nhiệt miệng thay vì có đường. Nó ngăn ngừa các vết tổn thương hình thành trên miệng của bạn.
- Cà chua: cà chua bạn rửa sạch, ăn sống rất tốt, trong vài ngày là có thể có hiệu quả rõ rệt. Hoặc bạn có thể uống nước ép cà chua hàng ngày.
- Mật ong: ngoài những công dụng làm đẹp mà bạn vẫn biết của mật ong, thì bạn còn có thể lấy mật ong bôi trực tiếp vào phần bị nhiệt. Mật ong có tác dụng chống mất nước, và tái tạo mô mới.
- Củ cải trắng: sử dụng củ cải tươi giã nát rồi vắt lấy nước. Hòa nước củ cải với nửa cốc nước lọc, ngày súc miệng 3 lần. Dùng khoảng 3 ngày là vết nhiệt không lan rộng, cảm giác đau rát cũng đỡ hơn nhiều.
- Rau ngót: lấy rau ngót giã nát, ép thành nước, hòa một ít với mật ong, bôi trực tiếp vào vết loét, một ngày bôi 2-3 lần.
Đồng thời, trong thời gian bị nhiệt miệng bạn nên ăn các loại rau luộc. Ăn những thứ mát và thức ăn mềm để tránh chà mạnh vào vết loét khiến cho vết loét lâu khỏi hơn.
Không nên ăn những đồ cay, nóng như ớt, hạt tiêu, không uống café, các chất kích thích làm cho cơ thể nóng, mà cơ thể bị nóng thì vết nhiệt miệng sẽ rất lâu khỏi, mà còn ngày một nặng hơn.
Vệ sinh răng miệng sạch sẽ hàng ngày bằng cách đánh răng nhẹ nhàng, súc miệng thường xuyên.
Nếu những tổn thương trong miệng của bạn kéo dài mà không khỏi, hoặc có những dấu hiệu của nhiễm trùng thì bạn nên đến phòng khám để xem nó có ảnh hưởng đến bộ phận nào khác không, và để bác sĩ kê đơn cho bạn nhanh chóng được khỏi bệnh.
Trên đay là tư vấn của các bác sĩ tại phòng khám phụ khoa Thiên Tâm về hiện tượng, bệnh nhiệt miệng, nguyên nhân và cách chữa trị. Với những chia sẻ này, chúng tôi mong muốn bạn đọc đã có hướng khắc phục cho tình trạng nhiệt miệng. Kính chúc sức khỏe tới bạn đọc!
Categories: