Thuốc trị đau bụng kinh gồm có các loại nào? Cách sử dụng thuốc trị đau bụng kinh ra sao? Các tác dụng phụ của thuốc khi sử dụng như thế nào? Các bạn có thể tham khảo bài viết dưới đây.
Đau bụng kinh là một hiện tượng thường gặp ở phụ nữ khi đến chu kỳ hành kinh. Hiện tượng này có thể xuất hiện trước hoặc trong ngày hành kinh. Tùy theo cơ địa của từng người mà có người đau nhẹ, có người lại đau nặng, thậm chí là đau dữ dội, tụt huyết áp, mệt mỏi, buồn nôn, tiêu chảy... Để giảm những cơn đau bụng kinh nhanh một số chị em đã dùng các loại thuốc giảm đau. Vậy những loại thuốc này có ưu và nhược điểm ra sao?
Các loại thuốc chữa trị đau bụng kinh nguyệt
Cataflam
Đây là muối natri của diclofena, không chứa steroid. Thuốc được dùng để giảm đau chung kể cả đau bụng kinh nguyên phát... Đây là dạng thuốc viên nén uống.
Liều dùng: Liều hàng ngày nên điều chỉnh theo từng người và thường từ 50 - 150 mg. Nên dùng liều khởi đầu là 50 - 100 mg và nếu cần có thể tăng trong một vài trường hợp lên đến 200 mg/ngày. Nên bắt đầu dùng ngay khi có xuất hiện triệu chứng đau bụng đầu tiên và tùy thuộc vào các triệu chứng sau đó mà có thể dùng tiếp hoặc không.
Lưu ý khi sử dụng Cataflam: Dùng cho người trên 16 tuổi. Tránh dùng Cataflam với các thuốc chống viêm không steroid khác (aspirin), thuốc chống đông máu (heparin, ticlopidin). Không được dùng cho người viêm loét dạ dày tá tràng tiến triển, người bị bệnh hen, người suy gan thận nặng, người có mẫn cảm với thuốc. Dùng với liều lượng cao và dài ngày thì có thể gây một số tác dụng phụ nhứ loét đường tiêu hóa, gia tăng men gan, làm giảm chức năng thận.
Mefenamic acid
Đây là thuốc giảm đau không steroid. Một số chị em phụ nữ thường dùng khi bị đau bụng hành kinh. Tuy nhiên không được dùng thuốc này kéo dài hơn 7 ngày.
Liều dùng: 1,5g/ngày, chia làm 3 lần. Uống trong bữa ăn.
Lưu ý khi dùng thuốc Mefenamic acid: Dùng cho người trên 16 tuổi. Thuốc có thể gây tác dụng phụ như buồn ngủ, chóng mặt, rối loạn tiêu hóa, mẩn ngứa, giảm tiểu cầu. Thận trọng khi cơ thể mất nước, bị động kinh, không dùng cùng với thuốc chống đông (curamin), các thuốc giảm đau không steroid khác (như aspirin). Với người bị viêm loét dạ dày đang tiến triển, người bị hen, người có thai, người mẫn cảm với thành phần của thuốc tuyệt đối không được dùng.
Hyoscinum
Đây là loại thuốc chống co thắt có tác dụng gây giãn cơ. Cơ chế của thuốc là làm liệt giao cảm nên được dùng khi bị co đau co thắt trong đó có đau bụng hành kinh.
Lưu ý khi sử dụng Hyoscinum: Thuốc có tác dụng phụ là gây khô miệng, tim đập nhanh, bí tiểu tiện. Một số trường hợp bị dị ứng da nhẹ nhưng hiến gặp. Tuyệt đối không dùng cho người mắc bệnh glaucoma, rối loạn niệu đạo tiền liệt tuyến và người hẹp môn vị.
Alverine
Đây là thuốc dạng viên nén, có tác dụng là chống co thắt, có tác dụng hướng cơ. Cơ chế là làm hủy co thắt sinh ra do acetylcholine, được dùng giảm đau trong các trường hợp đau do co thắt trong đó có đau khi hành kinh.
Liều dùng: Dùng cho người lớn: 1- 3 viên/ lần. Dùng 3 lần/ngày.
Lưu ý khi sử dụng Alverine: Không dùng thuốc này cho người huyết áp thấp.
Mofen 400mg
Mofen là loại thuốc chống viêm không có cấu trúc Steroid, vừa có tác dụng chống viêm, giảm đau và hạ sốt. Thường được dùng để giảm đau bụng kinh.
Liều dùng: Uống 1 – 2 viên ngay khi có triệu chứng đau bụng kinh. Tùy theo những mức độ đau và những triệu chứng có thể xuất hiện sau đó mà giả hoặc tăng liều dung. Nhưng tối đa là 3 -4 viên/ngày.
Lưu ý khi sử dụng mofen 400mg: Không dùng chung với thuốc chống đông máu và thuốc lợi tiểu. Người bị loét dạ dày, suy thận, gan, HA cao, có thai, lupus ban đỏ hệ thống.. cũng không được dùng. Thuốc dùng nhiều có thể gây suy giảm trí nhớ, nổi ngứa, mề đay, hen, rối loạn tiêu hóa, đau đầu, buồn nôn...
Lưu ý khí sử dụng các loại thuốc trị đau bụng kinh:
Trước khi sử dụng các loại thuốc giảm đau trên nên tham khảo ý kiến của bác sĩ hoặc dược sĩ chuyên khoa, có chuyên môn. Không nên tự ý mua và dùng thuốc, vì chúng đều có tác dụng phụ và dùng nhiều sẽ không có lợi cho sức khỏe. Tất cả các loại thuốc giảm đau trên đều dùng cho trường hợp cần giảm đau nhanh với liều lượng thấp, riêng thuốc cataflam, mefenamic acid, mofen chỉ được dùng cho người trên 16 tuổi.
Lời khuyên từ các bác sĩ chuyên khoa:
Cơn đau khi hành kinh là cơn đau do tăng co thắt. Ba thuốc cataflam, mefenamin, mofen 400 là thuốc giảm đau chung, có nhiều tác dụng phụ, trong khi hai thuốc hyoscinum, alverin tác dụng có tính đặc hiệu làm giảm co thắt cơ, ít tác dụng phụ hơn. Thông thường nên dùng hyoscinum, alverin.
Trên đây là những chia sẻ của phòng khám đa khoa Thiên Tâm về một số loại thuốc chữa đau bụng kinh. Nếu bạn còn thắc mắc hay cần tư vấn, xin các bạn vui lòng gọi điện đến hotline 01666.065.588 hoặc nhấp chọn “Bác sỹ tư vấn” chat trực tiếp với các chuyên gia của phòng khám đa khoa Thiên Tâm. Phòng khám đa khoa Thiên Tâm 212 Nguyễn Lương Bằng, Đống Đa, Hà Nội, địa chỉ chuyên khám chữa bệnh phụ khoa uy tín, chất lượng cao, với đội ngũ y bác sĩ tay nghề cao và trang thiết bị hiện đại. Sẵn sàng phục vụ bạn bất cứ khi nào bạn cần.