Cách điều trị bệnh giang mai: Điều trị giang mai muộn là một thiệt thòi cho người bệnh, bởi thuốc đặc trị giang mai chỉ cho tác dụng khi giang mai nhẹ, một khi tổn thương đã nặng thì không còn chữa khỏi được nữa. Đời sống tình dục lành mạnh là cách tốt nhất để phòng tránh bệnh giang mai, tuy nhiên hiện nay giới trẻ lại có tâm lý chủ quan, hời hợt khi nói đến những nguy hiểm từ căn bệnh này, chính bởi thế mà khi bệnh giang mai bước sang những giai đoạn sau thì họ mới đi khám và điều trị.
Bệnh giang mai là gì?
Xoắn khuẩn giang mai có tên tiếng Anh là Treponema pallidum, loại xoắn khuẩn này xâm nhập vào niêm mạc, vùng da ở cơ quan sinh dục rồi sinh sôi và phát triển. Xoắn khuẩn xâm nhập trực tiếp vào máu và nó thường gây nên biểu hiện ban đầu là vết trợt nông, bờ nhẵn, màu đỏ và không đau, không ngứa, vết này được gọi là săng giang mai. Nhưng săng giang mai không xuất hiện ngay khi xoắn khuẩn xâm nhập mà phải qua thời gian ủ bệnh 3-4 tuần, ngắn nhất là 10 ngày và dài nhất là 90 ngày.
Chỉ đứng sau bệnh HIV, bệnh giang mai có tốc độ lây lan rất lớn, hầu hết là lây nhiễm từ quan hệ tình dục. Sau đây là một số những cách thức lây nhiễm bệnh giang mai:
- Con đường tình dục là chủ yếu. Quan hệ tình dục với những hành vi giao cấu, hôn, vuốt ve, kể cả qua hệ bằng đường miệng, khi có tiếp xúc với dịch tiết của người bệnh thì sẽ bị mắc giang mai. Hơn thế nữa, vùng da, niêm mạc ở cơ quan sinh dục nam và nữ mỏng, ẩm ướt và dễ bị tổn thương nên xoắn khuẩn xâm nhập được một cách thuận lợi vào cơ thể.
- Đường máu. Xoắn khuẩn giang mai có nhiều trong máu của người bệnh nhất là trong giai đoạn có xuất hiện ban đào và lở loét, giai đoạn tiềm ẩn cũng là giai đoạn nguy hiểm, dễ nhiễm bệnh nếu như có tiếp xúc giữa máu của bệnh nhân giang mai với vết thương hở, dùng chung kim tiêm hay truyền máu của người nhiêm giang mai.
- Tiếp xúc gian tiếp qua bệnh phẩm chứa xoắn khuẩn. Những đồ dùng cá nhân: quần lót, chăn gối, khăn tắm…có dịch tiết của người bệnh thì chắc chắn sẽ bị bệnh giang mai.
- Qua mang thai và sinh đẻ (từ mẹ sang con). Người mẹ bị giang mai, xoắn khuẩn có thể trực tiếp xâm nhập vào nhau thai (ở thời kỳ đầu mang thai). Cũng có thể trẻ sơ sinh bị nhiễm bệnh khi đi qua ngả âm đạo trong quá trình sinh nở.
Biểu hiện bệnh giang mai qua từng giai đoạn
Giang mai có 4 giai đoạn phát triển, 3 giai đoạn chính thức và 1 giai đoạn tiềm ẩn. Bệnh nhiều khi âm thầm phát triển nhưng nhiều khi lại có những biểu hiện rầm rộ:
- Giai đoạn 1: xuất hiện săng giang mai. Nữ giới thường thấy ở môi lớn, môi bé, âm đạo, âm vật, cổ tử cung hoặc những vị trí do tiếp xúc trực tiếp hay gián tiếp khác như miệng, họng...Nam giới là ở quy đầu, rãnh quy đầu, bao quy đầu, dương vật, bìu. Vết săng có loét nhẹ trên bề mặt nhưng tuyệt đối là không có cảm giác gì cho người bệnh cả.
- Giai đoạn 2: 2-6 tuần săng giang mai biến mất, xuất hiện những ban đào lan khắp cơ thể. Lúc này xoắn khuẩn ăn sâu vào máu, có nổi cả sẩn, viêm hạch lan tỏa.
- Giai đoạn tiềm ẩn: Không có bất cứ dấu hiệu gì cả, tất cả các triệu chứng trên đều mất hết.
- Giai đoạn 3: Đây là giai đoạn cuối và bệnh giang mai phá hủy các cơ quan (tim, não, thần kinh, mắt, xương, khớp) người bệnh phải chịu những biến chứng như đột quỵ, mất trí nhớ, đau tim..và nặng nhất là tử vong.
Điều trị giang mai có khỏi hoàn toàn?
Chẩn đoán sớm bệnh giang mai, nhận biết đúng bệnh, đăc biệt là trong những giai đoạn đầu điều trị sẽ có hiệu quả tuyệt đối. Giang mai ở giai đoạn cuối không thể cứu chữa được nữa. Hiện nay có thể phát hiện giang mai sớm bằng phương pháp soi trên kính hiển vi, ở giai đoạn 2 thì có thể là xét nghiệm RPR, VDRL, giang mai thần kinh cần thiết phải xét dịch não tủy.
Có nhiều bạn gửi câu hỏi về Phòng khám Thiên Tâm với thắc mắc về cách điều trị bệnh giang mai. Anh Hoàng Sơn (26 tuổi, Hà Đông- Hà Nội) có hỏi: “Thưa các bác sĩ, tôi đã có quan hệ với gái mại dâm, hiện tại vùng kín tôi xuất hiện vết loét nhỏ, tôi nghi ngờ mình bị giang mai vì theo tìm hiểu thì tôi thấy giai đoạn đầu bệnh giang mai là xuất hiện vết trợt loét đỏ. Tôi rất muốn đi khám và điều trị bệnh giang mai, xin hỏi cách điều trị bệnh giang mai là như thế nào ?”
Các bác sĩ phòng khám cho biết, giang mai là bệnh xã hội nguy hiểm, với số lượng bệnh nhân tử vong tương đối lớn, hiện nay thì giang mai đã có những điều trị triệt để qua việc sử dụng kháng sinh đặc hiệu. 100 % bệnh nhân mắc giang mai giai đoạn 1 và 2 đều có được thành công tuyệt đối.
Người bệnh không được điều trị bằng bất cứ phương pháp nào tại nhà nếu chưa đến những cơ sở y tế chuyên khoa để khám, việc dùng thuốc kháng sinh bừa bãi chỉ khiến cho bệnh nặng nề, nhiều trường hợp gặp tình trạng kháng thuốc rất đáng lo ngại. Tốt nhất bạn nên đi khám và điều trị theo những chỉ dẫn của bác sĩ.
Bệnh giang mai trước kia chưa có thuốc điều trị đặc hiệu nên tất cả các ca nhiễm xoắn khuẩn đều tử vong. Hiện nay tuy có thuốc điều trị đặc hiệu nhưng việc phòng ngừa, ngăn chặn việc nhiễm bệnh vẫn là một trong những khó khăn, không có thuốc nào phòng ngừa bệnh cả. Vậy bạn nên phòng ngừa thế nào?
- Sống chung thủy, đời sống tình dục lành mạnh.
- Sử dụng bao cao su khi quan hệ.
- Khám sức khỏe định kỳ.
- Phụ nữ nếu muốn mang thai cần điều trị khỏi hoàn toàn để tránh việc lây nhiễm sang con.
Trên đây là một số phân tích về cách điều trị bệnh giang mai là như thế nào?, nếu bạn có những biểu hiện bệnh giang mai, tốt nhất bạn nên đi khám để được chẩn đoán và chữa trị kịp thời. Bạn có thể đến phòng khám đa khoa Thiên Tâm, số 212 Nguyễn Lương Bằng, Đống Đa, HN hoặc gọi 01666 06 55 88 để được tư vấn trực tiếp.