Bệnh trĩ có các dạng chủ yếu như sau: trĩ ngoại, trĩ nội và trĩ hỗn hợp. Việc phân loại bệnh trĩ giúp cho người bệnh dễ dàng hơn trong việc điều trị. Bài viết dưới đây sẽ đi sâu hơn về bệnh trĩ ngoại và giải đáp thắc mắc của bạn đọc về vấn đề bệnh trĩ ngoại uống thuốc có khỏi không?
Trĩ ngoại và trĩ nội được phân biệt với nhau thông qua vị trí xuất phát của búi trĩ ở đường lược. Đối với trường hợp bệnh nhân mắc trĩ ngoại, búi trĩ thường xuất phát ở dưới đường lược, bên ngoài hậu môn, rìa hậu môn, bờ hậu môn. Bệnh nhân thường có cảm giác đau, rát hậu môn do thuyên tắc, mẩu da thừa.
Nguyên nhân gây bệnh trĩ ngoại cũng giống như với trĩ nội:
- Táo bón hoặc kiết lị lâu ngày
- Những người làm việc trong môi trường phải đứng quá lâu hoặc ngồi quá lâu
- Những người hay phải mang vác nặng, người làm công việc vất vả
- Phụ nữ mang thai hoặc sau sinh.
Riêng đối với trĩ ngoại, bệnh thường gặp ở những người có tiền sử mang thai, sinh nở; người có công việc phải đứng hoặc ngồi quá lâu. Bệnh nhân đi khám sẽ thấy được búi trĩ của mình có màu đỏ sẫm, sưng phồng, hơi khô được bao bởi một lớp da bên ngoài. Búi trĩ này luôn tồn tại phía ngoài hậu môn, rất dễ chảy máu.
Không giống với trĩ nội, trĩ ngoại không phân độ chỉ tăng kích thước và gây biến chứng. Rất nhiều người còn nhầm lẫn về điều này.
Bệnh trĩ ngoại uống thuốc có khỏi không?
Trĩ ngoại cũng tùy thuộc vào mức độ bệnh mà có những phương pháp điều trị khác nhau. Đối với những trường hợp trĩ ngoại giai đoạn đầu, người bệnh vừa mới phát hiện những dấu hiệu của bệnh thì có thể điều trị khỏi bằng thuốc. Việc điều trị bằng thuốc phải tuân thủ theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ chuyên khoa, bên cạnh đó bệnh nhân cần kết hợp với chế độ sinh hoạt và ăn uống lành mạnh thì việc điều trị bệnh trĩ mới có hiệu quả.
Theo các chuyên gia của phòng khám đa khoa Thiên Tâm cho biết thì: Thuốc điều trị bệnh trĩ ngoại ở giai đoạn đầu thường là dạng thuốc uống ở dạng viên nang và thuốc đặt hoặc thuốc bôi ở dạng thuốc mỡ hay thuốc hình viên đạn. Thuốc uống có tác dụng làm bền chặt thành mạch, giảm sưng và phù nề, giúp làm co các búi trĩ. Thuốc bôi hoặc thuốc đặt có tác dụng tại chỗ, giúp vùng da bị tổn thương xung quanh hậu môn bớt sưng, ngứa, đau, làm khô và se khít phần da bị bệnh. Còn về chế độ ăn uống và sinh hoạt, bệnh nhân mắc trĩ ngoại cần đặc biệt lưu ý những điều sau:
- Trong quá trình điều trị và kể cả về sau này không được ăn đồ cay nóng, không ăn quá nhiều thực phẩm chứa chất béo, thực phẩm giàu chất đạm, tăng cường nhiều rau xanh và nước lọc trong khẩu phần ăn. Loại bỏ các chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá
- Duy trì thói quen ngủ sớm, làm việc điều độ, tránh những căng thẳng, mệt mỏi và áp lực càng làm cho bệnh trở nên nặng hơn
- Tập luyện phù hợp với cơ thể, những bài tập tốt cho bệnh trĩ như đi bộ, tập kegel
- Hạn chế quan hệ tình dục trong thời gian này vì sẽ khiến bạn trở nên đau đớn hơn, tuyệt đối không quan hệ qua đường hậu môn khi mắc trĩ ngoại và các loại trĩ khác.
- Khám định kỳ theo lịch hẹn của bác sĩ để biết được tình trạng sức khỏe của bạn đang ở mức độ nào.
Những bệnh nhân bị trĩ ngoại giai đoạn cuối, xảy ra các biến chứng như viêm nhiễm nặng, bội nhiễm, thậm chí là lở loét thì sẽ được chỉ định điều trị bằng phương pháp phẫu thuật. Bệnh nhân cần lựa chọn những cơ sở y tế uy tín, đảm bảo và an toàn để điều trị trĩ ngoại bằng phương pháp phẫu thuật có hiệu quả cao nhất. Phương pháp điều trị trĩ ngoại bằng phẫu thuật chủ yếu là cắt trĩ, đây là phương pháp truyền thống mà hầu hết cơ sở y tế nào cũng áp dụng. Tuy nhiên, cắt trĩ có thể gây ra rất nhiều biến chứng sau đó như: bệnh hay tái phát, nhiễm trùng, rò hậu môn, đi ngoài không tự chủ được, thậm chí nếu bạn phẫu thuật cắt trĩ ở những cơ sở y tế không đảm bảo chất lượng còn có thể dẫn đến tử vong.
Trên đây, các chuyên gia của phòng khám đa khoa Thiên Tâm vừa giải đáp thắc mắc của các bạn về vấn đề “bệnh trĩ ngoại uống thuốc có khỏi được không?”. Mọi ý kiến thắc mắc khác, bạn vui lòng liên hệ số máy 01666065566 hoặc 01666065588 để được tư vấn và hỗ trợ miễn phí.