Bệnh giang mai lây qua đường nào? Là thắc mắc của không ít người, vì ai cũng nghĩ rằng căn bệnh xã hội nguy hiểm này chỉ lây nhiễm qua đường tình dục. Ít ai biết rằng giang mai còn có khả năng lây nhiễm qua nhiều con đường khác vì vậy cần nắm rõ những con đường lây truyền bệnh giang mai để có cách phòng tránh kịp thời.
Giang mai do xoắn khuẩn nhạt gây ra, đây là loại vi khuẩn yếu, chỉ sống lâu trong môi trường ẩm ướt nhưng sẽ chết đi nếu ra ngoài cơ thể. Những vi trùng này có tính truyền nhiễm cao ngoài lây truyền qua đường tình dục, từ mẹ sang con còn qua nhiều con đường khác. Bệnh giang mai nếu không được điều trị kịp thời có thể gây ra những tổn thương các cơ quan trong cơ thể như viêm loét cơ quan sinh dục, phát ban ngoài, đau nhức xương thậm chí ảnh hưởng đến nội tạng.
Bệnh giang mai lây truyền chủ yếu qua những con đường sau:
Lây truyền qua đường tình dục
Có tới 95% trường hợp lây nhiễm bệnh giang mai qua con đường tình dục và có khả năng lây nhiễm lớn trong vòng 1 tuần. Thông qua các các thức khi giao hợp như: cấu, vuốt ve, tiếp xúc qua da hoặc khi giao hợp đạt trạng thái cực đỉnh và cọ xát có thể gây ra những tổn thương nhẹ đã tạo điều kiện cho vi khuẩn giang mai xâm nhập vào cơ thể. Trong thời điểm này trên niêm mạc và bề mặt da bị tổn thương có chứa một lượng lớn vi khuẩn giang mai và rất dễ lây nhiễm cho bạn tình khi quan hệ tình dục.
Lây truyền từ mẹ sang con
Phụ nữ nhiễm bệnh giang mai khi mang thai thì xoắn khuẩn giang mai có thể dễ dàng thông qua tĩnh mạch rốn và nhau thai đi vào lây nhiễm bệnh cho thai nhi, thường gặp ở tháng thứ 4 của thai kì. Thông thường xoắn khuẩn giang mai xâm nhập vào thai nhi khi thai được 7 tuần tuổi, vì lúc đó hệ thống miễn dịch của nhau thai chưa được hoàn thiện. Vi khuẩn giang mai thông qua nhau thai là nguyên nhân chính dẫn tới trẻ mắc bệnh giang mai bẩm sinh.
Lây nhiễm qua tiếp xúc
Nếu có tiếp xúc với những vật dụng cá nhân như: bồn tắm, khăn mặt, quần lót... có dính nội tiết mang vi trùng của người mắc bệnh giang mai dễ có nguy cơ lây nhiễm bệnh, vì các vi trùng gây bệnh có cơ hội tấn công các vết thương hở trên da.
Lây nhiễm qua đường máu
Các hình thức như truyền máu, tiêm chích hoặc cơ thể bị trầy xước rồi tiếp xúc với người bệnh cũng có thể làm vi khuẩn giang mai xâm nhập vào cơ thể và gây bệnh.
3 lưu ý cho người mắc bệnh giang mai
- Lựa chọn cơ sở y tế uy tín, sớm phát hiện và điều trị kịp thời theo sự chỉ định của bác sĩ khi thấy các triệu chứng bệnh giang mai.
- Có cách phòng tránh để tránh lây nhiễm cho người khác nhất là bạn tình
- Tuyệt đối không được mang thai khi mắc bệnh giang mai
Hy vọng với những chia sẻ về “Bệnh giang mai lây truyền qua đường nào?” sẽ giúp ích cho bạn có cách phòng tránh hiệu quả căn bệnh này. Nếu bạn có thắc mắc gì cần được giải đáp hãy gọi tới dường dây nóng 01666 06 55 66 hoặc tới địa chỉ 212 Nguyễn Lương Bằng, Đống Đa, Hà Nội để được tư vấn cụ thể.