Chu kì kinh nguyệt của chị em phụ nữ dài ngắn là khác nhau nhưng trung bình là 28- 30 ngày. Nếu như có những nhân tố tác động làm rối loạn nội tiết trong cơ thể thì chắc chắn ngày kinh hay chu kỳ kinh nguyệt của chị em sẽ bị ảnh hưởng.
Hiện tượng kinh thưa, kinh mau, rong kinh, thống kinh, vô kinh, rong huyết đều là các vấn đề về chu kì kinh nguyệt. Biểu hiện là kỳ kinh đến sớm hoặc muộn hơn, lượng máu hành kinh quá ít hoặc quá nhiều, tắc kinh, đau bụng kinh...
Trong những năm đầu tuổi dậy thì hay tuổi tiền mãn kinh thì các vấn đề này sẽ không đáng lo ngại, tuy nhiên khi cơ thể đã ở tuổi trưởng thành, chu kỳ kinh đáng lẽ phải ổn định lại không ổn định thì cần phải hết sức lưu tâm.
Các bác sĩ Phòng khám Phụ khoa Thiên Tâm khuyến cáo chị em nên đi khám phụ khoa định kỳ 6 tháng /lần để có thể ngăn ngừa và phát hiện bệnh kịp thời. Các bệnh lý phụ khoa nguy hiểm thường có tác động tới hormone nội tiết và biểu hiện là chu kỳkinh nguyệt thất thường. Những bệnh lý thường gặp đó là viêm âm đạo, viêm cổ tử cung, viêm lộ tuyến cổ tử cung, viêm phần phụ, u xơ tử cung, u nang buồng trứng, ung thư cổ tử cung...
Dưới đây các bác sĩ sẽ cùng bạn tìm hiểu các vấn đề liên quan đến ngày kinh nguyệt và chu kì kinh nguyệt:
1. Chu kỳ kinh nguyệt thưa (kinh nguyệt ít)
Có lẽ cũng khá nhiều bạn gái đang gặp phải vấn đề kinh thưa, nhưng lại không biết về nó. Kinh thưa ý nói về một chu kỳ kinh nguyệt thưa hơn so với bình thường. Thông thường chu kỳ kinh nguyệt có mỗi tháng một lần nhưng với những bạn gái bị kinh thưa thì chu kỳ kinh có khi đến 2, 3 tháng mới xuất hiện lại, hoặc nếu có thì lượng kinh nguyệt ra ít hơn so với người bình thường. Trung bình một năm chỉ có 4-9 chu kỳ mà thôi.
Kinh nguyệt thưa có nguyên nhân do tâm lý và thể thất và những hoạt động của vùng dưới đồi, tuyến yên và buồng trứng:
- Tâm lý luôn căng thẳng và stress: Tình trạng này kéo dài sẽ khiến cho chị em phụ nữ dễ bị kinh thưa. Stress, suy nghĩ nhiều sẽ khiến bạn mất ngủ, sự thay đổi này sẽ khiến cho nồng độ hormone progesterone và estrogen bị mất cân bằng và làm kinh nguyệt bị thưa.
- Thể chất mệt mỏi và suy yếu: Do ăn uống không đảm bảo dinh dưỡng, thiếu đi những vitamin cần thiết, bạn bị suy dinh dưỡng thì sẽ không thể nào có một chu kỳ kinh nguyệt đều đặn được.
- Hoạt động của vùng dưới đồi và tuyến yên: vùng dưới đồi và tuyến yên trong não chi phối sự bài tiết của buồng trứng, bởi thế nếu có những bất thường ở vùng này sẽ tác động khiến kinh bị thưa.
- Hoạt động buồng trứng: Hội chứng buồng trứng đa nang, trứng ít rụng có khi là không rụng trứng (hiện tượng hành kinh không rụng trứng bởi sự phát triển của noãn bào gặp trục trặc) đều tác động làm kinh thưa.
Hậu quả của hiện tượng kinh thưa là giảm tỷ lệ thụ thai, dễ dẫn tới nguy cơ vô sinh. Cách điều trị có thể phải tiêm thuốc rụng trứng, hoặc tiêm progesterone.
2. Chu kì kinh nguyệt dày (kinh mau - ra nhiều kinh)
Kinh mau là hiện tượng chu kỳ kinh dày, ngắn dưới 3 tuần tức là ngắn hơn dưới 21 ngày, hiện tượng này còn gọi là đa kinh.
Các nhân tố tác động gây ra kinh mau ngoài những nguyên nhân về tâm lý, thể chất, môi trường sống thì thường nguyên nhân trực tiếp là do nang noãn trưởng thành và phát triển quá nhanh nhưng hoàng thể lại phát triển theo chiều ngược lại hoăc do không có hiện tượng phóng noãn vòng kinh chỉ có một giai đoạn estrogen.
Ngoài những nguyên nhân trên thì bệnh lý toàn thân, thay đổi trong buồng trứng cũng sẽ gây ra hiện tượng kinh mau (đa kinh).
3. Chu kỳ kinh nguyệt kéo dài (Rong kinh)
Rong kinh hầu như chị em nào cũng từng gặp một lần trong đời. Đó là hiện tượng chu kỳ kinh kéo dài trên 7 ngày, lượng máu kinh trên 80mml/ chu kỳ.
Có hai lọai rong kinh cơ năng và rong kinh thực thể:
- Rong kinh cơ năng: Do nội tiết trong cơ thể, thường xảy ra ở tuổi dậy thì và tiền mãn kinh (đoạn đầu và cuối thời kỳ hoạt động sinh sản.
- Rong kinh thực thể: Do những nguyên nhân thực thể như các tổn thương tại tử cung, cổ tử cung, buồng trứng. Các bệnh thường gặp từ thương tổn trên là u xơ tử cung, viêm nội mạc tử cung, u xơ tử cung, u nang buồng trứng…Một số bệnh toàn thân: rối loạn đông máy, bệnh bướu giáp hay mang thai đều liên quan tới rong kinh thực thể.
Những chị em sinh còn nhiều, béo phì, dùng các chất kích thích (hút thuốc lá, bia rượu…), mắc các bệnh đái tháo đường, tim mạch, lupus đỏ…đều là đối tượng có nguy có cao bị rong kinh.
4. Chảy máu nhiều và đau bụng kinh (thống kinh)
Hiện tượng đau bụng kinh dữ dội, đau đến mức tụt huyết áp, có những chị em đau đến mức có thể ngất đi, đau bụng dữ dội kèm theo máu kinh ra nhiều thì gọi là thống kinh.
Đau bụng kinh có những cơn đau từ vùng hạ vị lan lên vùng ức và cả vùng đùi, đau nhiều nhất ở bụng dưới, làm bụng dưới căng tức. Đôi khi có đau đầu, tức ngực, cương vú.
Thống kinh gồm hai loại:
- Thống kinh nguyên phát: đa phần là do cơ năng có ở sau tuổi dậy thì, không có những tổn thương thực thể và đến khi hoạt động sinh dục ổn định, sau sinh sẽ giảm hẳn.
- Thống kinh thứ phát: Nghĩa là tự nhiên có tình trạng đau bụng kinh trong khi trước đây không hề có. Nguyên nhân thực thể: chít lỗ cổ tử cung, u xơ tử cung, tử cung đổ sau…
Xoa bụng, chườm ấm, dùng trà ấm hay những thực phẩm ấm nóng là cách giúp giảm và hạn chế hiện tượng đau bụng kinh (thống kinh).
5. Không có kinh nguyệt (vô kinh)
Vô kinh hay hiện tượng không thấy kinh nguyệt xuất hiện trong thời gian dài (6 tháng). Vô kinh cũng bao gồm hai loại vô kinh nguyên phát và vô kinh thứ phát.
Nguyên nhân của hiện tượng vô kinh này bao gồm:
- Những bệnh lý ở tử cung, niêm mạc tử cung, âm đạo, buồng trứng, tuyến yên, hạ đồi, hệ thần kinh trung ương.
- Các rối loạn rối loạn do tử cung hay đường thoát kinh, rối loạn của buồng trứng, rối loạn hoạt động tuyến yên, rối loạn hệ thần kinh trung ương.
Ngoài những nguyên nhân trên thì stress, tác dụng phụ của thuốc, tập luyện quá sức…cũng gây ra vô kinh.
Xác định chính xác nguyên nhân gây bệnh sẽ có những hướng điều trị phù hợp.
Trên đây là những phần cơ bản về Các vấn đề về chu kỳ kinh nguyệt được giới thiệu bởi các bác sĩ Phòng khám đa khoa Thiên Tâm. Nếu bạn vẫn còn những thắc mắc hãy gọi điện đến đường dây nóng: 01666 06 55 88 để nhận được tư vấn trực tiếp. Ngoài ra, đăng ký qua mạng có thể được miễn phí đăng ký và được ưu tiên sắp xếp bác sĩ khám bệnh.