Thứ Hai, 23 tháng 6, 2014

Viêm âm đạo là bệnh phụ khoa hay gặp ở phụ nữ mang thai, nếu không được điều trị kịp thời, có thể ảnh hưởng và lây sang thai nhi dẫn tới tử vong thai. Chính vì thế việc điều trị viêm âm đạo khi mang thai rất cần thiết.


Chào bác sĩ phụ khoa Thiên Tâm, tôi năm nay 24 tuổi, hiện tại tôi đang mang thai 3 tháng tuổi. Qua tìm hiểu tôi thấy viêm âm đạo rất nguy hiểm, nhất là những người mang thai như tôi. Xin hỏi các bác sĩ viêm âm đạo là gì? Có cách nào để phòng tránh viêm âm đạo không? Nếu không may mắc phải viêm âm đạo thì điều trị như thế nào? Xin cảm ơn! (Trần Hoàn - Nam Định)

Chào bạn! Cám ơn bạn đã quan tâm đến chúng tôi.

Viêm âm đạo khi mang thai

Viêm âm đạo khá nguy hiểm, nhất là đối với phụ nữ mang thai, nếu điều trị không đúng cách hoặc không được điều trị dễ dẫn tới sinh non hoặc nặng hơn là làm thai nhi bị tử vong. Do đó việc trang bị kiến thức về viêm âm đạo là cần thiết, nhất là các chị em đang mang thai. Về khái niệm, tổng quan bệnh viêm âm đạo, phòng khám phụ khoa đã nêu ở các bài viết trước bạn đọc có thể xem lại. Ở đây chúng tôi sẽ hướng dẫn chi tiết cách phòng tránh, điều trị bệnh viêm âm đạo khi mang thai.

Nguyên nhân viêm âm đạo khi mang thai
Có 3 nguyên nhân chính làm phụ nữ mang thai mắc viêm âm đạo:

- Do nội tiết tố thay đổi: Lượng nội tiết tố tăng cao khi mang thai làm lượng khí hư cũng tăng theo, độ pH trong âm đạo cũng thay đổi, đồng thời chức năng thận giảm xuống, lượng đường trong nước tiểu tăng cao. Tạo điều kiện thuận lợi cho các loại vi khuẩn có hại phát triển mạnh như: cadida, nấm chlamydia... dẫn tới dễ bị viêm nhiễm âm đạo.

- Thay đổi lượng axit, đường trong cơ thể: Các nghiên cứu cho thấy nguyên nhân gây nhiễm nấm âm đạo khi mang thai cũng có thể bắt nguồn từ việc lượng đường hoặc axit trong cơ thể bị thay đổi.

- Thay đổi độ pH trong âm đạo: Phụ nữ khi mang bầu làm thay đổi các nội tiết trong cơ thể, dẫn tới thay đổi pH trong âm đạo, do đó rất dễ gây nhiễm nấm âm đạo

Biểu hiện - Dấu hiệu viêm âm đạo khi mang thai

Nhìn chung khi mang thai mắc viêm âm đạo có 3 biểu hiện dễ nhận biết nhất:

- Có dịch màu trắng hoặc ngà chảy ra từ âm đạo.

- Vùng âm đạo tấy đỏ, ngứa, đau và nóng rát.

- Đi tiểu thường xuyên, sưng hoặc tấy ở phía ngoài âm đạo.

Ảnh hưởng của viêm âm đạo khi mang thai tới thai nhi

- Bị viêm âm đạo khi mang thai dễ sinh non, bé sinh ra thường nhẹ cân. Theo một số nghiên cứu viêm ngứa âm đạo còn dẫn tới hiện tượng sảy thai.

- Do bị ảnh hưởng của mẹ khi đi qua âm đạo nên bé sinh ra dễ mắc các chứng bệnh như: viêm mắt, viêm da, viêm hô hấp,.. do tiếp xúc với nấm.

- Với bé gái có thể lây nhiễm viêm âm đạo như mẹ, đây là trường hợp viêm âm đạo bẩm sinh rất khó chữa trị vì hệ miễn dịch của bé chưa tốt đủ để dùng các loại thuốc như người lớn.

Ngoài việc ảnh hưởng tới thai nhi, phụ nữ khi mang thai mắc viêm âm đạo còn dễ bị nhiễm trùng ngược lên vùng tiết niệu, thậm chí bị trùng huyết. Do đó đối với phụ nữ mang thai mắc viêm âm đạo, khi sinh phải khai báo với bác sĩ về tình trạng bệnh, để tránh các trường hợp xấu có thể xảy ra.

Cách điều trị viêm âm đạo khi mang thai

Do các ảnh hưởng, tác hại tới sức khỏe của thai nhi và người mẹ, việc điều trị viêm âm đạo trước khi sinh là cần thiết:

Để điều trị viêm âm đạo khi mang thai, các bà mẹ sẽ được chỉ định dùng các loại kháng sinh an toàn, sử dụng được cho phụ nữ mang thai. Chú ý khi dùng thuốc, phải dùng đúng, đủ liều ngay cả khi không còn các dấu hiệu, triệu trứng của bệnh để tránh việc tái phát, do khi sử dụng kháng sinh sẽ tiêu diệt hầu hết các loại vi khuẩn (cả có lợi và có hại). Tùy theo nhu cầu, của chị em mà bác sĩ có thể chỉ định dùng thuốc đặt hoặc dung dịch vệ sinh âm đạo.

Lưu ý, nếu mắc viêm âm đạo khi mang thai, bạn đọc nên khám bác sĩ, để được điều trị, tránh việc tự điều trị ở nhà. Thông thường lúc mang thai chỉ điều trị bệnh nhằm mục đích ổn định tình hình, chỉ điều trị dứt điểm được sau khi sinh và thôi cho con bú.

Cách điều trị viêm âm đạo bằng phương pháp tự nhiên

Phương pháp này được coi là phương pháp an toàn, dễ sử dụng, hầu hết các bà mẹ khi mang thai đều sử dụng phương pháp này. Đặc biệt, cách điều trị này phù hợp với các bà mẹ mang thai ngại không dám uống thuốc vì sợ ảnh hưởng thới thai nhi. Phù hợp nhất với các trường hợp có thai nhi 6 tháng tuổi, do lúc này các bộ phận bên trong thai nhi đã tương đối hoàn thiện.

- Sử dụng sữa chua lên men tự nhiên, do trong sữa chua có chứa nhiều loại vi sinh tự nhiên có lợi cho hệ tiêu hóa và miễn dịch. Sử dụng sữa chua thường xuyên giúp tăng cường hệ miễn dịch, đẩy lùi được viêm nấm âm đạo ở dạng nhẹ, giúp bệnh nhanh khỏi hơn.

- Bổ xung thêm men vi sinh theo chỉ định của bác sĩ cũng rất có lợi trong điều trị viêm nấm âm đạo.

- Để đánh bật được nấm âm đạo bạn cũng có thể sử dụng 1-2 giọt tinh dầu trà khi tắm. Lưu ý rằng tinh dầu trà có thể gây ra kích ứng da, khi thấy bị sưng tấy, mẩn ngứa đỏ cần ngừng sử dụng ngay.

Phòng tránh bệnh viêm âm đạo khi mang thai

- Hạn chế ăn nhiều đồ ngọt.

- Sử dụng quần lót bằng cotton 100%, không sử dụng nước nóng để tắm. Hạn chế tình trạng vùng kín bị nóng, ẩm.

- Không mặc quần áo quá chật, bó chặt, dễ gây kích ứng cho da đặc biệt là vùng kín.

- Không sử dụng các chất khử mùi, quần áo sau sử dụng cần được giặt sạch sẽ, phơi khô, nhất là đồ lót, đồ bơi.

- Sau khi đi vệ sinh, cần vệ sinh từ trước ra sau, tránh làm ngược lại, sẽ tạo điều kiện cho các vi khuẩn ở hậu môn lây nhiễm lên vùng kín.

- Không sử dụng các loại xà phòng để vệ sinh vùng kín, do các loại xà phòng này thường có tính sát khuẩn cao, làm thay đổi môi trường pH trong âm đạo. Nên sử dụng các loại dung dịch vệ sinh dành riêng cho phụ nữ để vệ sinh.

- Không tự ý thụt rửa âm đạo mà không có sự chỉ dẫn của bác sĩ.

- Bổ xung men vi sinh, ăn sữa chua thường xuyên cũng là một cách phòng viêm nhiễm âm đạo hiệu quả.

- Tỏi cũng là một gợi ý không tồi để ngăn ngừa bệnh viêm âm đạo. Nên sử dụng tỏi trong các bữa ăn.

- Sau khi quan hệ vợ chồng cần vệ sinh sạch sẽ.

Chú ý: Để phòng tránh viêm âm đạo khi mang thai, tốt nhất bạn nên đến các trung tâm y tế, phòng khám chuyên khoa để được hướng dẫn cụ thể hơn. Cần tránh việc tự ý điều trị bệnh, có thể sẽ làm bệnh nặng hơn, gây ra tình trạng viêm nhiễm cho các vùng xung quanh, ảnh hưởng tiêu cực đến thai nhi. Khám phụ khoa định kì cũng là một trong những cách phòng tránh, phát hiện sớm bệnh viêm âm đạo. Khi bị viêm nhiễm nấm âm đạo, cần hạn chế việc quan hệ vợ chồng.

Hy vọng với những thông tin mà chúng tôi vừa cugn cấp, đã giải đáp được phần nào thắc mắc của quý vị bạn đọc. Nếu không rõ về vấn đề nào, không hiểu ở đâu, cần tư vấn thêm, vui lòng liên hệ với chúng tôi để được tư vấn miễn phí.

Phòng khám phụ khoa Thiên Tâm: 212 - Nguyễn Lương Bằng - Đống Đa - Hà Nội. Điện thoại tư vấn: 01666 06 5566 - 01666 06 5588. Địa chỉ uy tín chăm sóc sức khỏe cho chị em.