Đặt vòng tránh thai là phương pháp tránh thai truyền thống được sử dụng nhiều từ trước đến nay, phương pháp này cũng cho hiệu quả cao. Tuy nhiên, không phải chị em phụ nữ nào cũng có thể sử dụng được, việc đặt vòng tránh thai cũng ít nhiều có sự ảnh hưởng đến sức khỏe sinh sản của bạn.
Hỏi: Chào bác sĩ! Em đã lập gia đình và có một bé trai, con em được 7 tháng tuổi. Em muốn kế hoạch một thời gian trước khi sinh em bé thứ hai. Mẹ chồng em khuyên nên sử dụng phương pháp truyền thống đó là đặt vòng tránh thai, tuy nhiên em tham khảo một số tài liệu thì thấy phương pháp này cũng tồn tại nhiều nhược điểm. Mong bác sĩ cho em biết, đặt vòng tránh thai có ảnh hưởng gì đến sức khỏe sinh sản? Khi đặt vòng tránh thai có bị đau không? Em xin chân thành cảm ơn! H.H (Lục Nam- Bắc Giang)
Trả lời: Bạn H thân mến! trước tiên xin cảm ơn bạn đã tin tưởng gửi câu hỏi đến cho phòng khám phụ khoa. Thắc mắc của bạn sẽ được các chuyên gia của phòng khám giải đáp như sau:
Câu hỏi “Đặt vòng tránh thai có ảnh hưởng gì đến sức khỏe sinh sản? Đặt vòng tránh thai có đau không?” cũng là câu hỏi thắc mắc của rất nhiều chị em gửi về cho phòng khám. Đây là phương pháp tránh thai truyền thống được sử dụng nhiều, tuy nhiên cũng có những trường hợp phản ứng với việc đặt vòng tránh thai nên phải quay lại cơ sở y tế nơi đã thực hiện thủ thuật đặt vòng để tháo vòng ra.
Đặt vòng tránh thai là gì?
Đầu tiên, bạn cần biết một số thông tin tổng quát về vòng tránh thai như sau: Ngày trước chị em đặt vòng tránh thai thì chiếc vòng thường có chất liệu bằng nhựa và hình tròn như chiếc nhẫn. Tuy nhiên, trên thực tế thì vòng tránh thai có nhiều loại và nhiều hình dáng khác nhau như hình chữ S, hình chữ T… Hiện nay, loại vòng tránh thai được sử dụng phổ biến nhất đó là vòng chữ T hoặc vòng cánh cung, quấn dây đồng, đuôi vòng có một chiếc đuôi nhỏ thò ra chừng 2-3cm để kiểm tra xem vòng có đặt đúng vị trí hay không.
Đặt vòng tránh thai là biện pháp ngăn không cho trứng gặp tinh trùng và làm tổ trong tử cung. Nhiều chị em chưa đặt vòng bao giờ thường có chung lo ngại đó là đặt vòng tránh thai sẽ gây đau và ảnh hưởng đến sức khỏe sinh sản sau này. Tuy nhiên, chị em không nên lo lắng quá vì trước khi làm thủ thuật đặt vòng tránh thai thì bác sĩ sẽ kiểm tra kỹ phần phụ của bạn cũng như mọi vấn đề về sức khỏe sinh sản rồi mới tư vấn biện pháp đặt vòng thích hợp.
Đặt vòng tránh thai có đau không?
Nhiều chị em thực hiện thủ thuật đặt vòng xong hết sức ngạc nhiên vì quá nhanh gọn, đơn giản lại không hề gây đau đớn. thủ thuật này có thể thực hiện ở bệnh viện từ tuyến huyện trở lên, chỉ cần mất 1-2 tiếng (bao gồm cả việc khám tổng quát) là bác sĩ đã thực hiện xong thủ thuật đặt vòng tránh thai cho bạn. Sau đặt vòng tránh thai bạn cần nghỉ ngơi từ 3-5 ngày để vòng không bị lệch khỏi vị trí và ổn định sức khỏe trở lại. Cũng sau khoảng thời gian đó là bạn có thể quan hệ tình dục bình thường mà không lo lắng bất cứ vấn đề gì.
Đặt vòng tránh thai có ảnh hưởng gì?
Các chuyên gia của phòng khám đa khoa Thiên Tâm cho biết: đặt vòng tránh thai có thể gây ra một số những ảnh hưởng đến sức khỏe sinh sản của chị em. Tuy những trường hợp bị ảnh hưởng không nhiều nhưng chị em cần hết sức lưu ý. Cụ thể một số ảnh hưởng có thể xảy ra đó là:
Kinh nguyệt thất thường do đặt vòng tránh thai gây ra
Đây là ảnh hưởng thường gặp nhất của những chị em áp dụng biện pháp đặt vòng tránh thai, kinh nguyệt thất thường trong trường hợp này thường là: lượng máu kinh ra nhiều, chu kỳ kinh kéo dài hoặc bị rút ngắn, kinh nguyệt không theo quy luật. Hiện tượng này hay xảy ra trong vòng 6 tuần đầu đặt vòng tránh thai, sau đó sẽ giảm dần và mất hẳn.
Nếu triệu chứng kinh nguyệt bất thường ở mức độ nhẹ thì bạn có thể giữ vòng tránh thai trong tử cung và không cần điều trị, nhưng khi các triệu chứng này ở mức độ nặng như: Lượng máu kinh ra quá nhiều, chu kỳ kinh bị rút ngắn (còn khoảng 20 ngày), ngày hành kinh kéo dài từ 7 đến 10 ngày thì bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ để có cách khắc phục phù hợp hoặc bắt buộc phải tháo vòng tránh thai ra để áp dụng biện pháp tránh thai khác.
Chướng và đau tức bụng dưới do chưa quen với vòng tránh thai
Cũng giống như kinh nguyệt thất thường, chướng và đau tức bụng dưới thường xảy ra trong những tuần đầu mới đặt vòng tránh thai do bạn chưa quen, hiện tượng này sẽ giảm dần và mất hẳn vào những tháng tiếp sau đó.
Khi thấy triệu chứng chướng và đau tức bụng dưới kéo dài không có dấu hiệu thuyên giảm, bạn nên đến khám bác sĩ ngay để tìm giải pháp khắc phục, rất có thể vòng tránh thai đã bị xê dịch dẫn đến hiện tượng chướng và đau bụng ở bạn. Khi đó, bác sĩ sẽ phải chỉnh lại vòng về vị trí cũ hoặc có thể tháo vòng tránh thai của bạn ra và khuyên bạn nên áp dụng biện pháp tránh thai khác.
Chất dịch trắng tăng nhiều do đặt vòng tránh thai bị viêm nhiễm
Đặt vòng tránh thai có thể khiến chị em gặp các viêm nhiễm khiến chất dịch trắng xuất hiện nhiều ở vùng kín của bạn. Trong trường hợp nặng, bệnh sẽ được điều trị bằng thuốc tiêu viêm. Giống như những trường hợp khác, nếu viêm nhiễm kéo dài thì bạn nên cân nhắc thay đổi biện pháp tránh thai khác.
Mang thai ngoài tử cung
Trường hợp này rất hiếm gặp, tuy nhiên không phải là không có khả năng xảy ra. Đặc biệt với những chị em có tiền sử bị viêm nhiễm do đặt vòng tránh thai thì việc mang thai ngoài tử cung sau khi tháo vòng lại càng có nguy cơ cao hơn.
Bạn H thân mến! Nếu bạn có ý định đặt vòng tránh thai thì cần phải có sự tư vấn rõ ràng của bác sĩ, một số trường hợp không thể áp dụng đặt vòng tránh thai như:
- Chị em có cổ tử cung thấp
- Có thai hoặc nghi ngờ có thai, sau phá thai bị nhiễm trùng
- Viêm cổ tử cung
- Dị tật bẩm sinh tử cung
- Xuất huyết đường sinh dục
- Ung thư vú
Trên đây, các chuyên gia của phòng khám đa khoa Thiên Tâm vừa giải đáp thắc mắc của bạn đọc về vấn đề “Đặt vòng tránh thai có đau không, có ảnh hưởng gì đến sức khỏe sinh sản không?” Mọi thông tin khác, bạn vui lòng liên hệ theo số máy 01666065566 hoặc 01666065588 để được hỗ trợ và tư vấn miễn phí.