Thứ Sáu, 31 tháng 10, 2014

Chậm kinh 2 ngày có sao không?

Chậm kinh 2 ngày có sao khôngChậm kinh là một trong những biểu hiện của rối loạn kinh nguyệt, kinh nguyệt không đều. Tình trạng này thường xảy ra ở các chị em phụ nữ đang trong độ tuổi sinh nở. Số ngày chậm kinh cũng có thể phản ánh tình trạng sức khỏe phụ khoa của bạn. Vì vậy, bạn cần phải quan tâm đến chu kỳ kinh nguyệt của mình.
Chậm kinh 2 ngày có sao không?
Chào bác sĩ! Em năm nay 21 tuổi, chưa từng quan hệ tình dục. Bình thường, chu kỳ kinh nguyệt của em rất đều đặn, nhưng lần này lại bị chậm kinh mất 2 ngày. Tức là bình thường, ngày 16 là kỳ kinh của em bắt đầu nhưng đến ngày 18 vẫn chưa thấy có. Xin hỏi bác sỹ, trường hợp chậm kinh 2 ngày có sao không ạ? Xin cảm ơn bác sĩ (Minh Hà, Cầu Giấy).
Thưa bác sỹ, em và bạn trai đã quan hệ tình dục, nhưng chúng em vẫn mặc đồ lót. Hôm sau đáng ra là ngày em đến kỳ kinh, nhưng lại bị trễ mất 2 ngày. Xin hỏi bác sĩ chậm kinh 2 ngày có sao không ạ? Có phải em đã mang thai không? Xin cảm ơn bác sĩ(Hạ Nguyệt, 25 tuổi).
Đây là 2 trong rất nhiều câu hỏi liên quan đến hiện tượng chậm kinh 2 ngày mà phòng khám nhận được trong thời gian qua. Trước tiên xin cảm ơn các bạn đã tín nhiệm gửi câu hỏi đến cho phòng khám chúng tôi. Sau đây là giải đáp cho vấn đề bạn đang thắc mắc:
Bạn Hà năm nay 21 tuổi, lại chưa từng quan hệ tình dục, nhưng lại bị chậm kinh 2 ngày. Có thể loại bỏ khả năng bạn mang thai. Còn trường hợp của bạn Nguyệt cũng không thể có thai được vì các bạn chưa thực sự quan hệ tình dục. Hiện tượng chậm kinh 1, 2 ngày là hiện tượng khá phổ biến và bình thường. Bất kỳ, chị em phụ nữ nào cũng có thể gặp phải trong chu kỳ kinh nguyệt của mình. Không có gì là tuyệt đối cả.

Nguyên nhân khiến bạn bị chậm kinh 2 ngày có thể là do:

- Bạn dùng thuốc kháng sinh, giảm đau, an thần hoặc thuốc tránh thai khẩn cấp... Tác dụng phụ của những loại thuốc này là làmrối loại kinh nguyệt, chậm kinh, đau đầu, chóng mặt, căng tức vùng ngực, bụng.
- Bị stress, làm việc quá sức, di chuyển nhiều, thay đổi môi trường... cũng là nguyên nhân khiến bạn bị chậm kinh 1, 2 ngày.
- Chế độ ăn uống của bạn có thể thiếu đạm và vitamin. Các vitamin E, C, A có trong hạt mầm, rau củ tươi có liên quan trực tiếp đến hoạt động nội tiết sinh dục. Nếu thiếu các chất này trong chế độ ăn uống thì cũng có thể bị chậm kinh.
- Rối loạn tiêu hóa hoặc mắc các bệnh liên quan đến tuyến giáp, nội tiết, bệnh về máu...cũng là thủ phạm khiến bạn bị chậm kinh 2 ngày hoặc nhiều hơn.

Lời khuyên của bác sĩ khi gặp phải hiện tượng chậm kinh 2 ngày:

Bạn nên thường xuyên theo dõi chu kỳ kinh nguyệt của mình, nếu chỉ bị chậm kinh 2 ngày thì không có vấn đề gì cả, nhưng nếu chậm kinh hơn 7 – 10 ngày thì bạn nên đến cơ sở y tế hoặc phòng khám chuyên khoa có uy tin và tin cậy để được tư vấn và điều trị nhé. Các bạn cũng nên trang bị cho mình những kiến thức cơ bản về sức khỏe phụ khoa, sức khỏe sinh sản và tình dục an toàn để tự bảo vệ mình nhé. Bên cạnh đó, các bạn cũng không nên lạm dụng thuốc tránh thai, vì nó có thể gây mất kinh. Chúc các bạn sức khỏe.
Trên đây là những giải đáp về thắc mắc “chậm kinh 2 ngày có sao không”. Nếu bạn còn thắc mắc hay cần tư vấn về vấn đề chậm kinh, rối loạn kinh nguyệt, xin các bạn vui lòng gửi về địa chỉ mail pkthientam@gmail.com hoặc gọi điện đến hotline 01666.065.588 hoặc nhấp chọn “Bác sỹ tư vấn” chat trực tiếp với các chuyên gia của phòng khám đa khoa Thiên Tâm.

Thứ Năm, 30 tháng 10, 2014

Bệnh viêm ngứa âm đạo ở phụ nữ

Viêm ngứa âm đạo là bệnh thường gặp ở phụ nữ, viêm ngứa âm đạo gây ra nhiều bất tiện, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của chị em phụ nữ. Nguyên nhân và cách điều trị bệnh viêm ngứa âm đạo ra sao, dưới đây là các thông tin về bệnh.
Bệnh viêm ngứa âm đạo ở phụ nữ
Trong những câu hỏi thắc mắc về bệnh viêm ngứa âm đạo mà phòng khám đa khoa Thiên Tâm nhận được gần đây có một câu hỏi mà chắc chắn chị em nào cũng muốn biết câu trả lời: Thưa bác sĩ, 1 tuần nay tôi có cảm giác ngứa dữ dội ở vùng kín, khí hư ra nhiều, có màu vàng xanh, kèm theo mùi hôi tanh khó chịu. Hiện tôi rất lo lắng nhưng lại ngại không dám hỏi ai. Xin hỏi bác sĩ, tôi bị bệnh gì? Có chữa được không? (Thúy Hằng, Hà Nội)
Chào bạn, trước tin xin cảm ơn bạn đã tín nhiệm gửi thắc mắc của mình đến cho phòng khám chúng tôi. Sau đây mời bạn và các chị em phụ nữ có những triệu trứng này xem giải đáp:
Dựa vào những dấu hiệu bạn tả, thì có thể bạn đã bị viêm ngứa âm đạo, một dấu hiệu của bệnh viêm âm đạo. Theo thống kê của bộ Y tế thì có đến 85% tỷ lệ phụ nữ bị mắc các bệnh liên quan đến âm hộ - âm đạo. Đây là chứng bệnh rất phổ biến ở phụ nữ và hoàn toàn có thể chữa khỏi được.
Có rất nhiều nhân khiến vùng âm đạo bị viêm ngứa, và tùy theo từng nguyên nhân mà có những biểu hiên và cách điều trị khác nhau.

Thủ phạm gây ra bệnh viêm ngứa âm đạo ở phụ nữ

Nấm, trùng roi, vi khuẩn và tạp trùng là nguyên nhân chủ yếu khiến phụ nữa bị viêm ngứa âm đạo:

- Viêm ngứa âm đạo do nấm mem: Loại nấm gây viêm ngứa âm đạo chủ yếu là nấm Candida Albicans. Mặc quần áo chật, ẩm ướt hoặc dị ứng băng vệ sinh sẽ tạo điều kiện cho nấm men ký sinh và phát triển trong âm đạo – âm hộ của phụ nữ và gây ngứa ngáy khó chịu, phải gãi liên tục. Khi bị viêm ngứa âm đạo do nấm, khí hư sẽ có màu đục như váng sữa, có dạng bột, và thường có mùi như mùi ẩm mốc.
Viêm ngứa âm đạo do trùng roi: Trùng roi thừng sống ký sinh trong cơ quan sinh dục của cả phụ nữ và đàn ông. Là nguyên nhân chủ yếu gây viêm ngứa âm đạo ở phụ nữ. Khi bị viêm ngứa âm đạo do trung roi, chị em sẽ thấy khí hư ra nhiều, lỏng, sủi bọt và có màu vàng kèm theo mùi hôi tanh khó chịu.
Viêm ngứa âm đạo do vi khuẩn: Có rất nhiều loại vi khuẩn gây viêm ngứa âm đạo, nhưng chủ yếu là khuẩn Coli, liên cầu, tụ cầu hoặc khuẩn lậu, giang mai. Quan hệ tình dục không an toàn, không nấu chín thức ăn, vệ sinh không sạch sẽ, sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm chiếm, ký sinh trong ấm đạo, và gây viêm ngứa âm đạo.
Dị ứng với các chất tẩy rửa, xà phòng, dung dịch vệ sinh phụ nữ hoặc băng vệ sinh…cũng là một trong những thủ phạm khiến phụ nữ bị viêm ngứa âm đạo.

Phương pháp điều trị viêm ngứa âm đạo

Tùy thuộc vào từng nguyên nhân gây bệnh mà có cách điều trị thích hợp:
Ngứa do trùng roi: Có thể sử dụng dấm pha với nước sôi để nguội, ngày rửa 2 – 3 lần trong vòng 1 tuần. Chú ý là chỉ rửa bên ngoài, không nên thụt rửa âm đạo quá sâu. Sau khi rửa xong phai lau khô và mặc đồ lót thông thoáng, dễ chịu.
Do nấm và vi khuẩn: Bôi thuốc bên ngoài để giảm ngứa và đặt thuốc bên trong để tieu diệt mầm bệnh. Chú ý, phải dùng thuốc theo đơn của bác sĩ, không nên tự mua thuốc, có thể sẽ làm bệnh nặng hơn.
Do các sảm phẩm như dung dịch vệ sinh, BVS, thuốc tẩy, xà phòng....: Nên đổi sản phẩm khác.
Nếu tình trạng ngứa kéo dài và không dứt thì phải đặt thuốc Carbarson hay Acertarslo vào sâu trong âm đạo, kết hợp với uống thuốc kháng sinh.

Phòng bệnh viêm ngứa âm đạo

Để phòng bệnh viêm ngứa âm đạo, chị em phụ nữ có thể áp dụng một số phương pháp sau:
- Quan hệ tình dục an toàn, không nên có nhiều bạn tình.
- Không thụt rửa âm đạo quá sâu.
- Mặc đồ lót chất liệu cotton hoặc sợi thiên nhiên, thông thoáng, dễ chịu.
- Không mặc đồ chật chội, ẩm ướt.
- Hạn chế sử dụng đồ nhiều dầu mỡ, chất kích thích. Tăng cường vận động, thể dục thể thao.
- Uống nhiều nước và ăn sữa chua.
- Khi thấy những dấu hiệu bất thường của khí hư thì nên đi khám phụ khoa.
- Khám phụ khoa 3 tháng/1 lần để nắm rõ sức khỏe phụ khoa của mình.
Trên đây là những giải đáp thắc mắc của bạn Hằng và những chia sẻ của phòng khám đa khoa Thiên Tâm về bệnh viêm ngứa âm đạo ở phụ nữ. Nếu bạn còn thắc mắc hay cần tư vấn, xin các bạn vui lòng gửi về địa chỉ mail pkthientam@gmail.com hoặc gọi điện đến hotline 01666.065.588 hoặc nhấp chọn “Bác sỹ tư vấn” chat trực tiếp với các chuyên gia của phòng khám đa khoa Thiên Tâm. Chúc các bạn sức khỏe.

Thứ Tư, 29 tháng 10, 2014

Bệnh sùi mào gà có nguy hiểm không?



Hầu hết bệnh nhân khi phát hiện mình mắc bệnh sùi mào gà đều rất lo lắng và hoảng sợ. Vậy bệnh sùi mào gà có nguy hiểm không? Dưới đây là trả lời của các bác sĩ tại phòng khám Thiên Tâm về vấn đề này.
Bệnh sùi mào gà có nguy hiểm không?
Thưa bác sĩ, em năm này 29 tuổi, đã có gia đình. Tháng trước, em có đi khám phụ khoa và biết mình bị sùi mào gà. Nguyên nhân chính là do lây bệnh từ chồng, em rất hoảng hốt và sợ hãi. Xin bác sĩ cho em hỏi bệnh sùi mào gà có nguy hiểm không? Hiện nay có cách nào chữa trị triệt để không ?. Em xin cám ơn! (Mai Trang, Lạng Sơn)
Các chuyên gia phòng khám Thiên Tâm tư vấn:
Bạn Trang thân mến!

Bệnh sùi mào gà nguy hiểm như thế nào?

Là một trong 8 căn bệnh lây nhiễm qua con đường tình dục, sùi mào gà có mức độ nguy hại tới sức khỏe con người là rất lớn. Bệnh do virut HPV gây ra, đây là virut thuộc lại DNA chỉ xâm nhập vào niêm mạc da của cơ thể người. Phần niêm mạc da có các tổn thương nhỏ do virut gây ra và được chủng ngừa sau một thời gian ủ bệnh sẽ xuất hiện những nốt như dạng hoa lơ hay mào gà.
Bệnh thường gặp ở những người sinh hoạt tình dục sớm hay quan hệ với nhiều bạn tình mắc các bệnh lây qua đường tình dục, hệ miễn dịch suy giảm hoặc đi kèm bệnh phụ khoa khác thì càng dễ mắc hơn. Bệnh lây truyền chủ yếu qua con đường giao hợp.
Sùi mào gà hiện chưa có loại thuốc đặc trị nào chữa trị được triệt để, nhiều trường hợp vẫn có dấu hiệu tái phát. Có rất ít người biết rằng, yếu tố tâm lý là một trong những nguyên nhân dẫn tới sự tái phát của bệnh vì quá trình điều trị bệnh thường diễn ra trong thời gian dài khiến người bệnh phải chịu nhiều áp lực về tinh thần và thể xác.

Cách điều trị bệnh sùi mào gà

Theo các bác sĩ của phòng khám đa khoa Thiên Tâm: Nếu không điều trị tích cực bệnh sùi mào gà sẽ gây ra những biến chứng nguy hiểm bởi những lý do:
• Sùi mào gà nếu không được chữa trị kịp thời, triệt để sẽ có nguy cơ ung thư rất cao. Đối với những người mắc bệnh do hệ miễn dịch kém sẽ rất dễ bị tái phát và gây khó khăn trong sinh hoạt, đặc biệt bộ phận sinh dục có nguy cơ bị ung thư rất cao.
• Là bệnh có tốc độ truyền nhiễm cao, có khả năng gây bệnh cho nhiều người. Sùi mào gà không chỉ lây lan qua con đường giao hợp mà còn lây nhiễm sang cho người thân, bạn bè khi tiếp xúc với người bị bệnh qua các dụng cụ sinh hoạt hằng ngày như khăn mặt, bồn tắm, quần áo…
• Điều trị sùi mào gà trải qua thời gian dài nên thường mang tâm lý nặng nề cho người bệnh cũng như các thành viên trong gia đình. Các cặp vợ chồng khi mắc bệnh thường có tâm lý nghi ngờ nhau có quan hệ ngoài luồng, gây bất hòa ảnh hưởng nghiêm trọng tới hạnh phúc gia đình.
Lời khuyên của các bác sĩ phòng khám Thiên Tâm: Nếu phát hiện bất kỳ biểu hiện lạ nào của bệnh sùi mào gà cần đi khám để được các chuyên gia chẩn đoán và điều trị kịp thời.
Phòng khám phụ khoa Thiên Tâm – địa chỉ tin cậy trong lĩnh vực khám và điều trị các bệnh phụ khoa, các bệnh xã hội trong đó có bệnh sùi mào gà. Ngoài kỹ thuật đốt điện cao tần, đốt laser, đốt sùi mào gà bằng cắt... Phòng khám còn điều trị sùi mào gà bằng phương pháp phẫu thuật cắt bỏ vùng da bị tổn thương trong những trường hợp bệnh nhân tái phát nhiều lần nhưng không ảnh hưởng tới cấu tạo và chức năng của bộ phận sinh dục, mang lại sự tự tin trong cuộc sống cho rất nhiều bệnh nhân.
Nếu bạn còn muốn tìm hiểu thêm về bệnh sùi mào gà hãy gọi cho chúng tôi theo số điện thoại 01666 06 55 66 hoặc chat trực tiếp qua yahoo để được tư vấn và giải đáp miễn phí.
Hình ảnh bệnh giang mai

Trong bài viết này, phòng khám đa khoa Thiên Tâm sẽ cung cấp cho các bạn những hình ảnh của bệnh giang mai để giúp các bạn có một cái nhìn tổng quan về biểu hiện và những biến chứng của bệnh.
Hình ảnh bệnh giang maiGiang mai hay còn gọi là bệnh tình dục là một trong những căn bệnh xã hội nguy hiểm nhất, lây qua đường tình dục là chủ yếu.

Một số hình ảnh bệnh giang mai theo từng giai đoạn

Sau khi xoắn khuẩn giang mai Treponema pallidum xâm nhập vào cơ thể phải mất 3-4 tuần, sớm nhất là 10 ngày, muộn nhất là 90 ngày bệnh mới có biểu hiện ra bên ngoài và phát triển qua các giai đoạn khác nhau.

Hình ảnh bệnh giang mai giai đoạn 1 – “Săng giang mai”

Ảnh săng giang mai
Sau khi xoắn khuẩn giang mai xâm nhập vào cơ thể bạn từ 3 – 4 tuần, thì ở bất kỳ bộ phận nào tiếp xúc với mầm bệnh như miệng, hậu môn, tay, âm đạo – âm hộ, dương vật... sẽ xuất hiện những nốt “săng” màu đỏ tươi, không đau, không ngứa, nền xung quanh nốt “săng” cứng và tấy đỏ...

Hình ảnh mô tả giang mai giai đoạn 2 – Nhiễm trùng máu

Biếu hiện của bệnh giang mai khi bị nhiễm trùng máu
Sau giai đoạn 1 khoảng 40 ngày, “săng” giang mai sẽ đi vào máu và gây nhiễm trùng máu. Ở giai đoạn này, người bệnh sẽ thấy các nốt “săng” chuyển thành những nốt “sần” lây lân trên toàn thân giống như bạn bị phát ban vậy. Các nốt ban này có màu hồng đào, không ngứa, không đau, đóng vảy. Thường xuất hiện ở lưng, bụng, mạng sườn, bả vai, tứ chi...
Ở những vùng nóng ẩm của cơ thể như kẽ mông, hậu môn, âm hộ, nách... Các nốt sẩn thường có chân và nổi lên bề mặt da xung quanh hậu môn, âm hộ...
Bệnh giang mai là bệnh có tính di truyền cao
Giai đoạn ủ bệnh. Giai đoạn này không có triệu chứng gì, nhưng vẫn có khả năng lây cho người khác. Chỉ phát hiện khi kiểm tra huyết thanh của người bệnh.

Giai đoạn 3 – Giai đoạn cuối

Giang mai gây ảnh hưởng đến hệ thần kinh
Giai đoạn này thường xuất hiện sau giai đoạn 1 từ 3 – 15 năm. Và được chia thành 3 dạng: Củ giang mai, Giang mai thần kinh và giang mai tim mạch. Khi bệnh đi vào gia đoạn này, người bệnh sẽ thấy trên mặt, cơ quan sinh dục, hậu môn, xương, nội tạng…có một lượng lớn nhứng nốt đỏ hoặc hồng đỏ tập chung thành từng mảng lớn, có kích thước trên 1cm, đóng vảy, nền bao quanh cứng…và gây nhiều biến chứng nghiêm trọng như mù, thần kinh hoắc các bệnh tim mạch.

Một số hình ảnh khác về bệnh giang mai

Bệnh giang mai bẩm sinhHình ảnh bệnh giang mai bẩm sinh
Bệnh giang mai tấn công hệ tim mạchGiang mai giai đoạn cuối sẽ gây ra các tổn thương cho tim mạch
Củ giang maiHình ảnh mô tả củ giang mai
Tổng hợp hình ảnh các ị trí biểu hiện của bệnh giang maiHình ảnh vị trí bệnh giang mai
Trên đây là những hình ảnh về bệnh giang mai mà phòng khám đa khoa Thiên Tâm đã tổng hợp. Hy vọng những hình ảnh này sẽ giúp các bạn có cái nhìn tổng quan về bệnh giang mai. Nếu bạn còn thắc mắc hay cần tư vấn, xin các bạn vui lòng gửi về địa chỉ mail pkthientam@gmail.com hoặc gọi điện đến hotline 01666.065.588 hoặc nhấp chọn “Bác sỹ tư vấn” chat trực tiếp với các chuyên gia của phòng khám đa khoa Thiên Tâm. Chúc các bạn sức khỏe.

Thứ Ba, 28 tháng 10, 2014

Kinh nguyệt màu đen phải làm gì?

Kinh nguyệt màu đen là hiện tượng mà khá nhiều chị em phụ nữ đang mắc phải, dưới đây là hướng dẫn cách xử lý khi gặp phải tình trạng kinh nguyệt có màu đen.
Kinh nguyệt màu đen phải làm gì?
Những dấu hiệu lạ từ màu sắc kinh nguyệt chắc chắn làm nhiều bạn gái hoang mang, đặc biệt là khi kinh nguyệt bình thường có màu đỏ thẫm lại chuyển sang thành màu đen. Vậy kinh nguyệt màu đen là gì và khi xuất hiện kinh nguyệt có màu đen phải làm gì?
Chu kỳ kinh nguyệt của mỗi chị em không giống nhau, thời gian trung bình của một chu kỳ là 28- 30 ngày nhưng có những chu kỳ ngắn chỉ 21 ngày và có người chu kỳ kinh lại dài tới 35 ngày. Đây là vấn đề hoàn toàn bình thường.
Kinh nguyệt của chị em có thể không đều đặn trong tuổi dậy thì, tuổi tiền mãn kinh nhưng ở độ tuổi trưởng thành thì luôn ổn định. Máu kinh ra với lượng trung bình 40-60ml, màu kinh đỏ thẫm, không đông đặc và hơi dính, có thể có những cục nhỏ dính màu trắng, mùi tanh.

Các nguyên nhân dẫn tới kinh nguyệt màu đen

Những bất thường trong kinh nguyệt như thay đổi về lượng máu, mà dễ nhận thấy nhất là màu sắc máu kinh nguyệt thay đổi. Kinh nguyệt màu đen là một trong những tình trạng của rối loạn kinh nguyệt, thường do những nhân tố như tâm lý, thể chất và những thay đổi kích thích tố. Sau đây chúng ta cùng tìm hiểu về những nguyên nhân cơ bản làm kinh nguyệt màu đen:

Thứ nhất, mất ngủ và tâm lý căng thẳng:

Nếu tâm trạng bạn không thoải mái, stress kéo dài, những gánh nặng tâm lý, và nhiều lý do khác được xem là các nguyên nhân gây ra kinh nguyệt có màu đen.

Thứ hai, Bệnh phụ khoa:

Tình trạng kinh nguyệt màu đen kèm theo những vón cục thì có thể bạn đang bị các bệnh lý: u xơ tử cung, lạc nội mạc tử cung, hội chứng buồng chứng đa nang, viêm phụ khoa…U xơ tử cung được cho là bệnh lý thường gặp nhất của hiện tượng này. Đó là những khối u hình thành trong tử cung. Người bệnh bị u xơ tử cung có chứa lượng máu nhiều hơn, có nhiều cục máu đông, bị ra nhiều kinh hơn những thời gian trước và máu kinh có thể có màu đen sẫm.

Thứ ba, Mất cân bằng nội tiết:

Đó là sự thay đổi hai hormone progesterone và estrogen, hai loại này quyết định tới sự hình thành lớp lót tử cung. Khi nồng độ hormone này bị xáo trộn thì lớp lót tử cung sẽ tăng sinh quá mức, dày lên bởi vậy lượng kinh cũng ra nhiều hơn trong ngày hành kinh. Lớp lót tử cung dày nên có thể máu chảy ra có lẫn những cục máu đông máu đỏ sẫm, đỏ đen, kinh nguyệt dễ bị ứ đọng lại vài ngày do quá nhiều và đặc. Hiện tượng kinh nguyệt màu đen là hoàn toàn có thể.

Căng thẳng bởi không biết kinh nguyệt có màu đen phải làm gì?

Chị Liễu (24 tuổi, Bắc Ninh) rất căng thẳng khi kinh nguyệt có màu đen và vón cục. Chị chia sẻ: “Suốt từ khi có kinh tới giờ thì em chưa một lần nào bị thế này. Màu kinh không đỏ thẫm mà đen nâu, máu kinh chảy ra không phải máu loãng mà cứ vón cục lại, không hiểu sao lại thế nữa, em không biết có cách nào để bình thường lại không”.
Còn trường hợp em Mai Thúy (19 tuổi, Hà Nội), mẹ em đã vô cùng lo sợ khi thấy em nói có máu kinh màu đen. Lo con bị bệnh nguy hiểm một phần nhưng lo lắng về tương lai của con, chị sợ ảnh hưởng đến khả năng sinh sản sau này: “Tôi thì chẳng bao giờ có hiện tượng lạ như thế, nhưng cháu nhà tôi tự nhiên kinh nguyệt 2 tháng liền có màu đen, máu kinh ra rất ít. Tôi đã hỏi nhiều người nhưng mỗi người một ý kiến, có người nói bệnh phụ khoa u nang, u xơ gì đó, có người nói chỉ là rối loạn nội tiết nên mua thuốc điều hòa kinh về uống là được. Tôi không biết phải làm gì”. Cô Nhung (mẹ em Mai thúy) tâm sự.

Lời khuyên của các chuyên gia phòng khám phụ khoa Thiên Tâm

Khi có bất cứ hiện tượng thay đổi khác thường về kinh nguyệt thì bạn cần phải đến những cơ sở y tế để khám sớm. Bất kỳ vấn đề gì cũng đều có những nguyên nhân, tìm ra nguyên nhân sẽ có hướng điều trị tích cực. Không bao giờ được tự chẩn đoán rồi mua thuốc về sử dụng, tình trạng kinh nguyệt có màu đen như trên đã đề cập có rất nhiều nhân tố bệnh lý ảnh hưởng tới nó.
Trường hợp 2 bạn hãy đi khám phụ khoa, tốt nhất để tầm soát được những bệnh lý nguy hiểm đe dọa tới sức khỏe sinh sản 2 bạn cần đi khám phụ khoa định kỳ mỗi năm. Ngoài ra hãy thử những cách như tạo tâm lý thoải mái, thư giãn; giữ một chế độ ăn cân bằng, đủ dưỡng chất; nghỉ ngơi, học tập và làm việc phù hợp...
Mọi thắc mắc về vấn đề Kinh nguyệt màu đen phải làm gì? xin gọi tới đường dây nóng: 01666 06 55 88 hoặc 01666 06 55 66 để nhận sự tư vấn, đặt lịch hẹn khám miễn phí tại Phòng khám đa khoa Thiên Tâm bạn nhé!

Thứ Hai, 27 tháng 10, 2014

Cách điều trị bệnh táo bón ở phụ nữ sau sinh



Thời gian qua phòng khám đa khoa Thiên Tâm nhận được rất nhiều câu hỏi liên quan đến chứng táo bón ở phụ nữ sau sinh. Vậy nguyên nhân nào dẫn tới táo bón ở phụ nữ sau sinh, cách điều trị táo bón ở phụ nữ sau sinh nở như thế nào? Dưới đây là giải đáp của các bác sĩ về hiện tượng táo bón sau khi sinh và cách điều trị.
Cách điều trị bệnh táo bón ở phụ nữ sau sinh
Táo bón là tình trạng đi ngoài phân cứng, buồn mà không đi được, phải rặn mạnh, thời gian đi vệ sinh lâu hoặc nhiều ngày mới đi vệ sinh được. Bệnh táo bón là một dạng bệnh tiêu hóa phổ biến, bất cứ ai cũng có thể mắc, nhất là ở người già và người béo. Táo bón lâu ngày là nguyên nhân gây bệnh trĩ trực tiếp.

Nguyên nhân dẫn tới bệnh táo bón ở phụ nữ sau khi sinh

Phụ nữ sau khi sinh cũng là một đối tượng cần phần cảnh giác với tình trạng này. Bởi áp lực của thai nhi đè lên hậu môn trực tràng là không nhỏ. Bên cạnh đó, khi mang thai các bà mẹ được bổi bổ nhiều chất dinh dưỡng, nhưng lại thiếu mất chất xơ, cùng với tâm lý uống ít nước để sữa đỡ bị loãng; lại ít vận động, đi lại…đề là những nguyên nhân khiến các mẹ bị táo bón sau khi sinh.

Cách điều trị táo bón dành cho phụ nữ sau sinh nở

Sau đây, phòng khám đa khoa Thiên Tâm xin được chia sẻ với các mẹ những cách điều trị táo bón sau khi sinh:

1. Chú ý đến chế độ ăn uống sau khi sinh

- Sau khi sinh, bên cạnh việc tiếp tục bồi bổ những thực phẩm dinh dưỡng để có sữa nuôi con, thì các mẹ cũng nên chú ý bổ sung thêm 25 đến 30 gram chất xơ như: rau xanh, các loại củ (hạt), và hoa quả mỗi ngày:
- Rau chân vịt, cần, mướp đắng, rau muống, rong biển, cà chua…
- Củ cà rốt, khoai sọ, khoai lang, bí đỏ...
- Các loại hoa quả như: chuối, táo, lê...
- Đậu hà lan, ngô, lạc, đậu nành...
Bên cạnh đó các mẹ cũng có thể dùng các loại rau củ để chế biến các món cháo giúp cải thiện tình hình táo bón như: Cháo khoai lang, cháo bí đỏ, cháo cà rốt, chè khoai sọ, cháo bầu dục lợn đều là những món ăn giúp thanh lọc ruột, giúp các mẹ tiêu hóa dễ dàng hơn. Từ đó, cải thiện tình trạng táo bón sau khi sinh ở các mẹ.
- Ăn bớt dầu lại: Một điều các mẹ cần đặc biệt lưu ý trong chế độ ăn uống sau khi sinh là mọi thứ dầu ăn như dầu salad, dầu đậu nành… đều không tốt cho việc tiêu hóa. Chúng có khuynh hướng tạo thành một lớp màng bọc chung quanh thành dạ dày, làm cho sự tiêu hóa và hấp thụ chất bổ dưỡng tại dạ dày và ruột non trở nên khó khăn hơn, đồng thời cũng làm tiến trình tiêu hóa bị đình trệ. Từ đó sẽ khiến tình trạng táo bón ở các mẹ càng nghiêm trọng hơn.

2. Uống nhiều nước và ăn sữa chua

Trung bình mỗi người uống từ 1.5 – 2L nước mỗi ngày. Nhưng trong quá trình mang thai thậm chí là ngay cả trong thời gian nuôi con bằng sữa các mẹ đều hạn chế uống nước do tâm lý sợ loãng sữa nuôi con. Đây là một quan niệm sai lầm. Các mẹ nên uống nhiều nước, ít nhất là 2l/ngày vì như vậy sẽ tốt cho tiêu hóa của các mẹ, hạn chế tình trạng bị táo bón. Đây là cách điều trị táo bón rất hữu hiệu đấy các mẹ ạ.
Bên cạnh việc uống nhiều nước, ăn sữa chua cũng là một cách điều trị táo bón khá hay. Những vi khuẩn lợi khuẩn trong sữa chua sẽ kích thích thành ruột và khả năng tiêu hóa của dạ dày. Từ đó giúp các mẹ vượt qua được tình trạng táo bón sau khi sinh. Các probiotic quan trọng trong sữa chua cũng giúp các mẹ chống nhiễm trùng đường tiết niệu.

3. Tăng cường vận động, tập thể dục thể thao

Sau khi đã hết ở cữ, nếu nằm lỳ một chỗ trên giường, ít vận động thì bạn đã khiến quá trình trao đổi chất chậm lại, càng dễ gây nguy cơ táo bón. Vì vậy, các mẹ nên tránh nằm bất động trong thời gian dài mà nên đi lại, vận động cơ thể và tập các bài thể dục phù hợp. Theo các bác sỹ sản khoa, hai ngày sau khi sinh (nếu là sinh thường), các mẹ đã có thể tự ngồi dậy và di chuyển khỏi giường của mình.
Hiện nay các bài tập keygen cũng là một cách điều trị táo bón tuyệt vời. Một điều đáng ngạc nhiên là bài tập này giúp điều trị táo bón thành công đến 70%. Bạn có thể thực hành bài tập Kegel theo tư thế đứng hoặc nằm đều được và có thể bắt đầu ngay từ ngày thứ hai sau khi sinh con.

4. Giữ tinh thần thoải mái, vui vẻ

Tâm trạng buồn bã, bi quan sẽ cản trở quá trình co bóp của dạ dày, khiến quá trình tiêu hóa bị chậm lại. Stress, trầm cảm sau khi sinh…là một trong những nguyên nhân khiến các mẹ bị táo bón. Vì vậy, Người nhà và bản thân sản phụ nên biết điều này để tránh các kích thích tinh thần không đáng có.

5. Sử dụng thuốc hỗ trợ đại tiện

Nếu tất cả các biện pháp đã được áp dụng mà không tránh được chứng táo bón thì bạn nên sử dụng loại thuốc có tác dụng làm mềm phân để dễ đại tiện hơn. Nên xin chỉ dẫn cụ thể của bác sỹ khi dùng thuốc.
Lời khuyên: Khi bị táo bón sau khi sinh, các mẹ đừng nên chủ quan. Vì nếu để tình trạng này kéo dài khiến các mẹ rơi vào tình trạng ức chế tâm lý, trầm cảm sau khi sinh...hoặc mắc một số bệnh như trĩ, nứt kẽ hậu môn, polyp hậu môn, sa trực tràng, sa dạ con...
Nếu sau khi áp dụng các biện pháp trên mà tình trạng táo bón vẫn không thuyên giảm, các mẹ nên đến ngay bệnh viên, cơ sở y tế hoặc phòng khám chuyên khoa trĩ uy tín để được tư vấn và điều trị sớm. Chúc các mẹ sức khỏe.
Trên đây là những chia sẻ của phòng khám đa khoa Thiên Tâm về vấn đề “táo bón ở phụ nữ sau khi sinh và cách điều trị”. Nếu bạn còn thắc mắc hay cần tư về vấn về này, xin các bạn vui lòng gửi về địa chỉ mail This e-mail address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it hoặc gọi điện đến hotline 01666.065.588 hoặc nhấp chọn “Bác sỹ tư vấn” chat trực tiếp với các chuyên gia của phòng khám đa khoa Thiên Tâm.